Giá Trị Kinh Tế Nuôi Tôm Đạt Hơn 2.770 Tỷ Đồng

Ông Nguyễn Đức Mậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) cho biết: Tổng sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng năm 2014 trên địa bàn huyện đạt được là 19.819 tấn, đạt 113% so với kế hoạch. Giá trị kinh tế mang lại tương đương 2.770 tỷ đồng. Đây là năm huyện Cầu Ngang có sản lượng tôm thương phẩm đạt cao nhất từ trước đến nay.
Năm 2014, toàn huyện Cầu Ngang có hơn 10.520 hộ thả nuôi tôm trên diện tích 5.230 ha. Trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm đến 63% trên tổng diện tích nuôi, tôm sú chiếm 36,92%. Ngoài đối tượng nuôi chính là tôm, người dân còn thả nuôi các đối tượng khác như: cá, nghêu, cua,…Tổng sản lượng ước đạt khoảng 22.250 tấn.
Riêng nuôi tôm sú, toàn huyện có 3.847 hộ thả nuôi với số lượng con giống hơn 362 triệu con, trên diện tích 1.930 ha đạt 96,52%, tổng sản lượng 4.877 tấn, đạt 81,29 % so với kế hoạch. Tổng giá trị ước đạt gần 830 tỷ đồng, tỉ lệ hộ nuôi có lãi chiếm trên 79 %.
Nuôi tôm thẻ chân trắng, toàn huyện có 6.674 hộ thả nuôi tôm với số lượng con giống hơn 1,6 tỷ co, trên diện tích 3.298 ha đạt 109,94% kế hoạch, sản lượng thu hoạch 14.941 tấn, đạt 130 % so với kế hoạch, ước giá trị đạt khoảng 1.942 tỷ đồng, tỉ lệ hộ nuôi có lãi chiếm 71,6 %.
Ông Nguyễn Đức Mậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Cầu Ngang cho rằng, vụ nuôi thủy sản 2014 của huyện thắng lợi cả 3 mặt: diện tích, năng suất, sản lượng. Tuy nhiên để thực hiện thắng lợi vụ nuôi năm 2015, các ngành, các cấp cần rút ra những bài học kinh nghiệm và các giải pháp đồng bộ về công tác thời vụ, phòng ngừa dịch bệnh, quản lý bảo vệ môi trường… các địa phương cần tập trung thực hiện tốt công tác qui hoạch; phát triển nghề nuôi thủy sản thành kinh tế mũi nhọn; đa dạng hóa con nuôi ở các tiểu vùng; đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng: thủy lợi, điện, giao thông; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi gắn với xã hội hóa công tác này; tăng cường tìm đầu ra sản phẩm thông qua mối liên kết “4 nhà” để nông dân an tâm sản xuất…
Nguồn bài viết: http://www.travinh.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c0/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gDIws_QzcPIwP_AFNLA08nI28jd9cAA4MQE_2CbEdFAPBcwPA!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/Web%20Content/portaltravinh/tintucsukien/tinkinhte/cau+ngang....
Related news

Trồng tre điền trúc lấy măng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ấp 2 và ấp 3, xã Thành Tâm (Chơn Thành - Bình Phước). Năm nay mùa mưa đến sớm, mưa nhiều nên được mùa măng.

Trước kia, người dân xã Hồng An (Hưng Hà - Thái Bình) chủ yếu thu nhập từ 2 vụ lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Gần chục năm trở lại đây, nông dân trong xã đã chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất đa dạng các loại cây rau màu giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. Trồng rau màu cho thu nhập cao, ổn định, bình quân trên 200 triệu đồng/ha/năm.

Chương trình “1 phải, 5 giảm” (1P5G) ngày càng được nhiều nông dân huyện Châu Thành (An Giang) áp dụng. Bởi, chương trình không những tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận mà còn bảo vệ môi trường và sức khỏe cho nông dân.

Những tháng đầu năm 2013, tình hình nuôi và tiêu thụ cá tra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang diễn biến không thuận lợi do giá cá tra nguyên liệu hầu như luôn nằm dưới giá thành sản xuất khiến nông dân nuôi cá lỗ nặng, phải thu hẹp sản xuất. Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) chế biến cá tra xuất khẩu (XK) lại cạnh tranh nhau về giá XK cá tra phi lê dẫn đến giá cá liên tục giảm.

Trong những chương trình trước chúng tôi có phản ánh đến quý khán giả tình trạng người nuôi tôm neo hàng chờ giá làm cho nguồn nguyên liệu khan hiếm gây khó khăn cho các doanh nghiệp.