Giá Tôm Hùm Giống Hạ Nhiệt
Từ giữa tháng 2 đến nay, giá tôm hùm giống ở Khánh Hòa bắt đầu hạ nhiệt, hiện dao động ở mức từ 200-210 ngàn đồng/con.
Mức giả này giảm gần 200 ngàn đồng/con so với tháng trước.
Chúng tôi có mặt tại xã Vạn Lương, TP Nha Trang, nơi khởi đầu nghề săn tôm hùm giống ở Khánh Hòa, sau đó mới lan rộng ra các địa phương khác. Theo ghi nhận của chúng tôi, những ngày này biển trên đầm Nha Phu rất yên ả nên nhiều ngư dân ra khơi đánh bắt trở về được nhiều tôm hùm giống.
Ngư dân Dương Văn Đức, thôn Cát Lợi vừa có chuyến đánh bắt tôm hùm giống trở về được 40 con bán cho chủ vựa với giá 210 ngàn đ/con, sau khi trừ tất cả chi phí anh lãi gần 8 triệu động. Gặp chúng tôi, anh Đức phấn khởi: “May mà gần 1 tháng nay tôm hùm giống xuất hiện trở lại nên tôi đánh bắt được nhiều, gỡ gạc được chi phí cho những chuyến đánh bắt trước Tết thua lỗ. Mỗi ngày trung bình tôi đánh bắt được từ 10-12 con, sau khi trừ tất cả chi phí lãi gần 2 triệu đồng”.
Theo anh, trước Tết do việc khai thác tôm hùm giống khan hiếm nên giá tôm giống dao động từ 370-380 ngàn đ/con, nhưng nay giá tôm giống đã hạ nhiệt dần vì ngư dân đánh bắt được nhiều. Song ở mức giá hiện tại ngư dân vẫn lãi khá...
Tại huyện Vạn Ninh, giá tôm giống hiện nay chỉ còn ở mức 190-200 ngàn đ/con và có khả năng tiếp tục giảm trong những ngày tới, bởi lượng tôm giống khai thác ngoài tự nhiên khá nhiều. Nhờ khai thác được tôm giống nên hiện người nuôi tôm ở Vạn Ninh đang tiếp tục thả giống vụ tôm mới 2014.
Theo ông Nguyễn Phước, Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Lương, toàn xã có khoảng 500 hộ làm nghề bắt tôm hùm giống, trong đó có 400 hộ làm nghề bẫy bằng đá san hô. Mùa khai thác tôm hùm con bắt đầu vào vụ từ tháng 11 năm trước cho đến tháng 3 âm lịch năm sau.
Tuy nhiên, những tháng đầu vụ năm nay ngư dân khai thác tôm giống mất mùa, ngày nhiều nhất mỗi ngư dân chỉ bắt được 2-3 con, có khi nhiều hôm chẳng được con nào. Thế nhưng khoảng nửa tháng nay thì ngư dân khai thác được mùa và có mức thu nhập khá, bù lại chi phí cho những tháng trước.
Còn tại Phường Ninh Hải, TX Ninh Hòa, hiện có hơn 100 hộ làm nghề đánh bắt tôm hùm giống. Những năm trước nghề khai thác tôm giống giúp bà con ngư dân nơi đây ăn nên làm ra. 2 năm trở lại đây sản lượng tôm hùm giống trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt cho nên việc khai thác không còn thuận lợi nữa.
Để đánh bắt được tôm hùm giống, nhiều ngư dân có sáng kiến lấy những cục đá san hô nhỏ khoan nhiều lỗ bằng ngón tay út để dụ tôm vào ở. Hàng trăm cục đá san hô ấy được buộc vào một sợi dây thừng bện chắc chắn rồi gắn phao xốp thả xuống nước có độ sâu từ 3-10m. Đêm đêm, tôm hùm con bò đi kiếm ăn, gặp những chiếc tổ nhân tạo bèn chui vào trú ngụ. Mỗi ngày, người bắt tôm hùm đi kiểm tra bẫy một lần vào sáng sớm và thu hoạch.
Related news
Sáng 1-11, Hiệp hội Cà-phê - Ca-cao Việt Nam (Vicofa) cho biết: Chín tháng đầu năm 2013, cả nước xuất khẩu được khoảng 1.003.526 tấn cà-phê với kim ngạch đạt hơn 2,211 tỷ USD, giảm 23,1% về khối lượng và 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, khuyến nông phải có mặt tại từng địa bàn phối hợp kiểm tra công tác chuẩn bị giống, các giải pháp kỹ thuật sản xuất trước thời điểm gieo sạ, kiên quyết chỉ đạo đúng lịch thời vụ, cơ cấu giống và mật độ gieo sạ theo quy định…
Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp– PTNT, Vũng Liêm (Vĩnh Long) là huyện đứng đầu về cơ giới hóa trong nông nghiệp. Hiện toàn huyện có 304 máy gặt đập liên hợp, 66 máy gặt xếp dãy, 770 máy cày- xới, trên 5.700 máy bơm nước, máy sạ hàng,… đảm bảo cơ giới hóa trong sản xuất lúa đạt 100% khâu làm đất, 95% khâu thu hoạch.
Trong vài năm trở lại đây, trước thực trạng nhiều diện tích cà phê già cỗi, đạt năng suất thấp do sử dụng các loại giống kém chất lượng, xã Tân Thành (Krông Nô - Đắk Nông) đã tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện tái canh, “trẻ hóa” vườn cà phê bằng phương pháp ghép chồi.
Quê ở Bến Tre - vùng đất có nhiều loại trái cây nổi tiếng, đến vùng đất mới xã Thuận Phú (Đồng Phú - Bình Phước) lập nghiệp, bốn anh em nhà ông Võ Xuân Sơn đem theo hành trang quý giá là 2 cây bưởi da xanh. Để rồi hôm nay, anh em ông Sơn trở thành triệu phú từ 2 cây bưởi da xanh ấy.