Giả thương lái lừa đảo chủ vườn thanh long

Cho đến hôm nay, bà Nguyễn Thị Phước (67 tuổi) ở xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam vẫn chưa hết bàng hoàng. Bà không ngờ, đến tuổi này mình lại bị kẻ gian lừa đảo một cách ngoạn mục.
Theo tường trình của bà Phước, vào chiều 20/3, thấy vườn thanh long của bà đã chín, một người đàn ông tên Đăng đến gặp bà giới thiệu mình là thương lái cần mua gấp thanh long cho đủ container đóng hàng xuất khẩu. Người này thỏa thuận mua thanh long của bà với giá 20.000 đồng/1 kg, vì giá thị trường lúc đó khoảng 19.000 đồng. Thấy người này mua được giá, bà Phước quyết định bán nguyên vườn khoảng 9 tấn.
Sau khi cắt xong xe thứ nhất hơn 2,6 tấn, người lái buôn lạ mặt cho xe chạy đi, nhưng không thanh toán tiền. Cảm thấy nghi ngờ, bà ngăn lại. Nhưng rồi kẻ lừa đảo chỉ tay vào chiếc ô tô thứ hai và nói lo gì mất vì còn một chiếc đang còn nằm lại bốc hàng.
Bà Nguyễn Thị Phước kể: “Tôi đang cân xe thứ 2, một cuộc điện thoại gọi đến nói, vợ của con (vợ của thương lái- PV) mang tiền đến đây để đưa nhưng hiện nay đang bị lạc đường, con ra đón. Tôi hỏi lại “nếu anh đi thì ai trả tiền cho tôi”? Anh ta nói tài xế trả. Khi tôi hỏi tài xe, anh ta nói anh ta đã tiền cho thương lái rồi. Lúc đó tôi gọi cho thương lái thì không liên lạc được. Thế là bị lừa...”.
Tuy nhiên, chiếc xe thứ hai còn nằm lại mang biển số 86C-03156 là của ông Hoàng Anh Vũ, chủ vựa thanh long Thạnh Phát (đóng tại thôn Tiến Hưng, xã Tiến Lợi, thành phố Phan Thiết). Sau khi sự việc xảy ra, bà Nguyễn Thị Phước điện báo cho công an xã Hàm Kiệm và Công an huyện Hàm Thuận Nam đến lập biên bản xử lý vụ việc.
Ông Hoàng Thanh Vũ, chủ vựa thanh long Thạnh Phát xác nhận xe hàng thứ nhất đã chuyển số hàng hơn 2,6 tấn do người thương lái lừa đảo bán cho vựa của ông. Chiếc xe đó do người lái buôn thuê bên ngoài. Ông Vũ cho rằng mình mua thanh long qua thương lái, trả tiền cho thương lái. Còn chuyện mua bán giữa bà Phước và người lái buôn kia không liên quan đến công ty.
Hiện tại, người lái buôn lạ mặt đã bỏ trốn, bà Phước mất hơn 2,6 tấn thanh long trị giá trên 50 triệu đồng. Công an huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã lấy lời khai của các bên, nắm thông tin nhận dạng để điều tra vụ lừa đảo nói trên./.
Related news

Nuôi tôm ở thành phố Hồ Chí Minh hiện đang phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, cung cấp sản phẩm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Diện tích nuôi tôm tại huyện Cần Giờ đạt 6.203ha, Nhà Bè 255ha và huyện Bình Chánh 60ha.

Theo đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh của tỉnh chỉ còn 4.072ha do có 428ha sẽ chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng; chuyển 202ha tôm sú quảng canh cải tiến sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến còn lại 13.149ha) và 1.280ha nuôi tôm sú - lúa chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích mô hình này còn lại 7.620ha).

Vài chục cơ sở hành nghề này ở các khu vực giáp ranh: TP. Phan Thiết, huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc đã phải nợ lại mỗi nhà vườn 40 - 50 triệu đồng.

Diện tích không có nước để gieo trồng vẫn còn tới gần 15.000ha, diện tích đã chuyển đổi là hơn 4.600ha. Theo Tổng cục Thủy lợi, thời gian tới, nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng, diện tích hạn hán sẽ tăng lên và phạm vi có thể tiếp tục mở rộng.

Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý thì người nông dân có thể nâng năng suất của cây mía lên gấp 1,5 lần, thậm chí có trường hợp tăng gấp đôi.