Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khó phát triển đàn heo đen

Khó phát triển đàn heo đen
Publish date: Sunday. November 22nd, 2015

Đến thôn Giang Biên (xã Sơn Thái), chúng tôi bắt gặp rất nhiều đàn heo đen chạy rông khắp xóm.

Hỏi ra mới biết, đây là những đàn heo được người dân thả nuôi để bán trong dịp tết Nguyên đán sắp tới.

Ông Hà Bia nói: “Trước đây, người dân địa phương chủ yếu nuôi heo đen để mổ thịt trong dịp lễ, Tết.

Những năm gần đây, do nhu cầu tiêu thụ heo đen ở Diên Khánh, Nha Trang...

tăng cao nên người dân địa phương đã nuôi thêm để phục vụ nhu cầu của thị trường trong dịp Tết.

Như gia đình tôi, năm trước nuôi 10 con nhưng không đủ để bán.

Năm nay, tôi nuôi 15 con, hiện nay số heo này đã được người ta đặt mua hết”.

Không nhiều hộ chăn nuôi cho heo ăn uống đầy đủ

Ông Hà Ría (thôn Đá Trắng, xã Cầu Bà) cho biết: “Heo đen là vật nuôi truyền thống của nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Khánh Vĩnh.

Những năm gần đây, giá heo đen dịp Tết thường tăng cao nên ngay từ giữa năm, nhiều gia đình mua heo giống về nuôi.

Gia đình tôi cũng nuôi 12 con heo đen để bán vào dịp Tết này”.

Tết năm trước, gia đình ông Hà Ría nuôi 6 con heo đen và được tiêu thụ toàn bộ, với giá 80.000 đồng/kg hơi (cao hơn heo trắng khoảng 30.000 đồng/kg hơi) cho gia đình ông thu nhập hơn 12 triệu đồng.

Ông hy vọng, năm nay giá heo đen tiếp tục duy trì ở mức cao để gia đình có được một cái Tết đầy đủ.

Gặp vợ chồng chị Nguyễn Thị Lài (huyện Diên Khánh) đến xã Cầu Bà tìm mua heo đen giống về nuôi bán Tết, chị cho biết: “Thịt heo đen săn chắc, thơm ngon.

Có được điều này một phần vì giống heo đặc trưng, phần khác do tập quán chăn nuôi thả rông, heo chủ yếu tự kiếm thức ăn với rau củ trong vườn, rẫy, vận động nhiều nên thịt săn chắc hơn so với nuôi nhốt và ăn thức ăn công nghiệp.

Bởi vậy, một số thời điểm trong năm, nhất là vào dịp lễ, Tết, thị trường heo đen tiêu thụ mạnh”.

Những hệ lụy cần quan tâm

Hiện nay, xã Cầu Bà là một trong những địa phương có đàn heo đen nhiều nhất huyện Khánh Vĩnh với tổng đàn hơn 1.000 con, được nuôi theo hình thức thả rông nên gây ra hệ lụy về môi trường trong khu dân cư.

Ông Lê Kim Xuân - Chủ tịch UBND xã Cầu Bà cho biết: “Hiện nay, heo đen có giá cao hơn heo trắng rất nhiều, nhưng địa phương không dám khuyến khích người dân thả nuôi.

Bởi việc nuôi heo thả rông đang gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.

Đây là vấn đề nan giải của địa phương.

Chính vì nguyên nhân này mà các xã cánh tây huyện Khánh Vĩnh rất khó đạt tiêu chí về môi trường trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới”.

Theo phân tích của ông Xuân, nếu khuyến khích người dân làm chuồng trại để nuôi heo đen trong khu dân cư cũng không được, bởi đặc điểm phân bố dân cư trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chuồng heo đặt sau nhà này thì lại nằm ngay trước mặt nhà khác.

“Muốn phát triển chăn nuôi heo đen thì nhất thiết phải quy hoạch một vùng chăn nuôi tập trung để tránh ô nhiễm môi trường trong khu dân cư”, ông Xuân nói.

Một vấn đề đặt ra đối với việc chăn nuôi heo đen trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Vĩnh là hiệu quả và đầu ra.

Qua tìm hiểu thực tế từ các hộ dân, thời gian chăn nuôi heo đen thường kéo dài 7 - 8 tháng, đến khi xuất bán trọng lượng chỉ đạt được khoảng 25 đến 30kg, với giá bán 80.000 đồng/kg hơi thì thu nhập của người dân chỉ được khoảng 2 - 2,4 triệu đồng/con.

Trong khi đó, đàn heo nuôi thả rông ít được chăm sóc nên dễ bị bệnh, tỷ lệ hao hụt lên đến 20%.

Theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khánh Vĩnh, khi heo bị bệnh rất dễ lây lan dẫn đến chết hàng loạt.

Hơn nữa, heo thả rông còn thải phân bừa bãi, dễ gây nên các mầm bệnh cho người, gia súc khác.

Trên thực tế, nhờ chi phí đầu tư thấp nên nhiều người nuôi heo đen chứ hiệu quả mang lại không cao; bên cạnh đó, đầu ra cũng không ổn định, chủ yếu được tiêu thụ mạnh vào dịp Tết.

Muốn phát triển đàn heo đen cần giải quyết được đầu ra cho người nuôi.

Ông Lê Toàn Trực, chuyên viên phụ trách chăn nuôi - Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khánh Vĩnh cho biết: “Nếu nuôi heo đen theo hình thức nuôi nhốt tập trung thì chất lượng thịt không bằng nuôi thả rông nên giá thấp, trong khi đầu ra lại hạn chế nên không có trang trại nào nuôi.

Trong khi nuôi thả rông như hiện nay lại đang đối diện với nhiều nguy cơ cả về môi trường, dịch bệnh lẫn hiệu quả kinh tế nên huyện không khuyến khích phát triển mô hình nuôi này”.

Theo thống kê, hiện nay, đàn heo trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh có 17.000 con, trong đó có hơn 8.000 con heo đen.

Trên địa bàn hiện có một số cơ sở chăn nuôi heo tập trung nhưng chỉ nuôi heo trắng.

Heo đen được nuôi với quy mô nhỏ lẻ trong các hộ gia đình, riêng ở các xã cánh tây của huyện như: Sơn Thái, Khánh Thượng, Giang Ly, Liên Sang, Cầu Bà hầu như 100% hộ nuôi heo đen, nhưng tỷ lệ heo sống chỉ đạt khoảng 70 - 80%.


Related news

Cải Tạo Mới Cà Phê Ở Lâm Hà (Lâm Đồng) Cải Tạo Mới Cà Phê Ở Lâm Hà (Lâm Đồng)

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng vừa hoàn thành năm đầu tiên triển khai mô hình cải tạo mới cà phê theo hướng sản xuất bền vững ở Lâm Hà. Với 70 hộ tham gia mô hình sản xuất trên diện tích 30 ha cà phê catimor (chè) trong thời kỳ kinh doanh từ 4 - 10 năm tuổi, đã tăng thêm năng suất cà phê nhân trung bình mỗi ha trên dưới 2 tạ.

Wednesday. March 27th, 2013
Phát Triển Nuôi Kỳ Đà Thương Phẩm Quy Mô Hộ Gia Đình Phát Triển Nuôi Kỳ Đà Thương Phẩm Quy Mô Hộ Gia Đình

Được xem là loài thực phẩm được ưa chuộng nên việc nuôi kỳ đà thương phẩm ngày càng phổ biến rộng rãi và cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, mô hình nuôi kỳ đà đã được triển khai thành công ở nhiều tỉnh như Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình...

Friday. June 28th, 2013
Cựu Chiến Binh Huyện Điện Biên Làm Kinh Tế Giỏi Cựu Chiến Binh Huyện Điện Biên Làm Kinh Tế Giỏi

Phát huy phẩm chất “bộ đội cụ Hồ”, dù tuổi đã cao song rất nhiều cựu chiến binh ở huyện Điện Biên vẫn tích cực tham gia công tác xã hội, lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Nhiều cựu chiến binh (CCB) đã trở thành những điển hình kinh tế giỏi, đóng góp nhiều trong phong trào xóa đói giảm nghèo của địa phương.

Friday. June 28th, 2013
Thầy Giáo Trẻ Với Trang Trại Tiền Tỷ Trên Mảnh Đất Khó Thầy Giáo Trẻ Với Trang Trại Tiền Tỷ Trên Mảnh Đất Khó

Nằm trên dãy núi Nưa của xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, trang trại của thầy giáo Ngợi bao gồm hơn 200 con trâu, bò, hàng trăm con dê, lợn, gà. Trải qua gần 6 năm phấn đấu, nỗ lực, giờ đây ước tính trang trại trên 30 ha đất núi của thầy với tổng giá trị trên 5 tỷ đồng.

Thursday. March 28th, 2013
Hướng Mới Của Ngành Bò Sữa Hướng Mới Của Ngành Bò Sữa

Giúp nông dân nuôi bò sữa có nguồn thu nhập ổn định, người tiêu dùng có được sản phẩm chất lượng là mục tiêu của Công ty FrieslandCampina Việt Nam trong hơn 17 năm qua

Saturday. June 29th, 2013