Giá rau bấp bênh nông dân lo lắng
Điệp khúc "được mùa rớt giá" luôn là nỗi lo của bà con nông dân, bà Lê Thị Bộ, ấp Thạnh Hòa, xã Bình Nghị cho biết: "Bây giờ, cải nằm như vậy chưa biết giá bao nhiêu nữa, cải ngọt có 500 đồng/kg còn ngò 4.000 đồng/kg mà tiền công nhổ thì tới 10.000 đồng/giờ, nếu tính ra thì lỗ nên thôi đổ bỏ luôn..."
Thời điểm này, giá các loại rau màu trên thị trường tăng trở lại, từ 1.500 - 2.000 đồng/kg. Đây là tín hiệu vui cho bà con nông dân. Tại "Tổ hợp tác rau an toàn Thạnh Hòa" được cấp giấy chứng nhận VietGAP vào cuối năm 2014, giá cả khả quan hơn so với những người dân ngoài tổ hợp tác. Tổng diện tích trồng rau ăn quả, rau ăn lá và rau ăn củ trong tổ hợp tác là 9,91 hecta, sản lượng 1.189 tấn/năm.
Ông Võ Công Thành, Tổ trưởng Tổ hợp tác Rau an toàn Thạnh Hòa cho biết: "Tổ hợp tác hiện có 55 tổ viên với diện tích gần 10 hecta, chủ yếu là trồng rau cải, đậu que, khổ qua và một số loại khác. Ước tính với giá bán bao tiêu sản phẩm là 3.500 đồng/kg như hiện nay, sau khi trừ chi phí, mỗi hộ thu về lợi nhuận gần 4 triệu đồng/công. Khi tham gia vào tổ hợp tác có nhiều lợi ích hơn cho người trồng cũng như người tiêu dùng, bởi do trồng đúng theo tiến bộ khoa học - kỹ thuật, giá cả được bao tiêu ổn định, người tiêu dùng an tâm không lo rau bẩn, rau không an toàn".
Ông Võ Công Thành nói: "Nông dân từ ngày vào tổ hợp tác rau tới giờ, có những doanh nghiệp đầu tư, giá cả ổn định trong năm hơn so với các hộ trồng rau ngoài tổ. Hiện tại tôi đang trồng 2 loại rau giá ổn định từ 3.000 - 3.500 đồng/kg rất có lợi cho người dân , còn hiện giá bán ở ngoài có 1.000 - 1.500 đồng/kg".
Ông Lê Thanh Tùng, cán bộ khuyến nông xã Bình Nghị cho biết: "Đây là xã nông nghiệp, nông dân chủ yếu trồng rau màu là chính, đem lại hiệu quả kinh tế cao, xoay vòng nhanh hơn so với các loại cây trồng khác. Giá rau hiện tại rẻ một phần do thời tiết thuận lợi, lượng rau màu bà con cung ứng ra thị trường vượt quá nhu cầu. Ngoài ra, do nông dân không liên kết mô hình trồng rau theo hướng an toàn và một phần bà con chạy theo lợi nhuận thực tế trước mắt với giá bán lẻ ngoài thị trường đôi lúc có cao hơn, nhưng giá rau trong tổ hợp tác lại an toàn hơn và tránh được những rủi ro cao như rau sụt giá, thậm chí không có người mua phải đổ bỏ như hiện nay".
Làm sao để nông dân tránh được tình trạng được mùa rớt giá, hay thiếu thông tin thị trường, trồng theo phong trào dẫn đến tình trạng thiếu, thừa nông sản, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất? Đây là câu hỏi luôn trăn trở của các ngành chức năng và bà con nông dân.
Related news
Nông dân Cà Mau đang đối mặt với vụ nuôi tôm công nghiệp (NTCN) không thành công bởi dịch bệnh đốm trắng và gan tụy cấp tiếp tục hoành hành. Chính vì thế, việc tìm giải pháp căn cơ để gỡ khó cho ngành kinh tế mũi nhọn này là việc làm cấp bách.
Ông Trần Văn Vinh, một trong những người gắn bó với nghề nuôi nghêu ở biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông - Tiền Giang) tâm tư: Có lẽ trong lịch sử mấy chục năm nuôi nghêu, năm nay nghêu chết nặng nhất và thiệt hại của địa phương cũng nhiều nhất.
Những năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã chủ động đấu thầu diện tích bài bồi ven sông, cửa biển để nuôi sò và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những tưởng năm nay họ sẽ gặt hái được một vụ mùa bội thu, nào ngờ thời điểm này đang trong vụ thu hoạch nhưng không hiểu nguyên nhân vì đâu mà tự nhiên sò bị chết hàng loạt gây thiệt hại rất lớn cho bà con.
Theo thống kê gần đây của Phòng Kinh tế TX. Gò Công, trên địa bàn thị xã hiện có 208 nhà nuôi chim yến; tập trung ở phường 1, phường 4, xã Long Chánh và Long Hòa.
Ngày 25/8, tại xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương (Lào Cai), Trung tâm Khuyến nông Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa thuộc Dự án nâng cao vai trò làm chủ kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số, thuộc Dự án RVN - A92 do tổ chức Oxfam (Vương quốc Anh) tài trợ.