Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gia nhập TPP Chăn nuôi đứng trước sóng lớn

Gia nhập TPP Chăn nuôi đứng trước sóng lớn
Publish date: Tuesday. September 15th, 2015

Người dùng hưởng lợi, nhà sản xuất thua thiệt

Theo kết quả nghiên cứu được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) công bố sáng 9/9 tại Diễn đàn Chính sách nông nghiệp Việt Nam với chủ đề "Đánh giá tác động của TPP và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) lên ngành chăn nuôi tại Việt Nam”, tác động lên ngành chăn nuôi chủ yếu đến từ việc gia nhập TPP, còn từ AEC là không đáng kể.

Theo đó, sản xuất trong nước có xu hướng bị thu hẹp do cạnh tranh đến từ các nước tham gia TPP, đặc biệt là đối với ngành chế biến thịt. Người tiêu dùng/nhà nhập khẩu sẽ được lợi, trong khi người sản xuất/nhà xuất khẩu phần lớn bị thiệt hại do không cạnh tranh được với các mặt hàng từ nước ngoài.

Theo đó, nhập khẩu tăng mạnh ở thịt gia cầm, lợn và các sản phẩm sữa. Việt Nam tăng nhập khẩu nhiều thịt gia cầm và lợn từ Mỹ, giảm nhập khẩu thịt trâu, bò, đại gia súc từ Ấn Độ. Ngoài ra, Việt Nam sẽ nhập khẩu một số thịt gia cầm từ Canada.

Theo TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong bối cảnh chăn nuôi Việt Nam không thể nhanh chóng tổ chức quy mô sản xuất lớn như nhiều nước tham gia TPP thì chúng ta phải chấp nhận tổ chức các nông hộ nhỏ thành quy mô sản xuất lớn mới hy vọng giữ vững được thị trường trong nước.

“Chúng ta đang thua ngay trên sân nhà. Hiện chưa gia nhập TPP mà ở TPHCM mặt hàng gà công nghiệp đã thua rồi. Lợn mán, gà đồi được bao nhiêu mà tính đến xuất khẩu?”, TS.Lưu Bích Hồ nói.

Rào cản lớn nhất là chính sách

Theo TS. Trần Duy Khanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam: Rào cản lớn nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam trong hội nhập nói chung và TPP nói riêng là vấn đề chính sách.

Ví dụ, hiện nay gà nếu cắt rời bộ phận rồi nhập khẩu về thì thuế 20% nhưng gà để nguyên con nhập khẩu thuế lại là 40%. Các doanh nghiệp đang lách luật bằng cách chỉ cắt đầu gà để bên cạnh cả mình gà rồi nhập khẩu về để hưởng thuế suất 20%. Chỉ cần chính sách điều chỉnh siết chặt hơn thì doanh nghiệp sẽ không thể lách như vậy, gây ảnh hưởng tới chăn nuôi trong nước.

“Một trong những vấn đề khiến sản phẩm chăn nuôi kém sức cạnh tranh còn là hạn chế trong kiểm soát an toàn thực phẩm. Trong vấn đề này, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện để kiểm soát, đảm bảo hơn nữa an toàn thực phẩm, gây dựng lòng tin cho người tiêu dùng”, TS. Khanh nói.

Một vấn đề khác từ chính sách mà đại diện Hội Chăn nuôi Việt Nam đưa ra là cơ chế tín dụng phải thay đổi. Hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng còn khá khó khăn và mức lãi suất tương đối cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Vì thế, chính sách tín dụng nên thay đổi theo hướng xem xét cho ngành chăn nuôi vay với lãi suất thấp hơn, đồng thời phù hợp với chu trình và tính thời vụ trong chăn nuôi.

Còn ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc VERP lại cho rằng, khó khăn lớn nhất hiện nay là vấn đề thông tin. Bản thân các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, nông dân không biết mà ngay cả doanh nghiệp cũng rất "mù mờ" về hội nhập và những tác động sắp tới của TPP.

Lấy ví dụ về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Thành cho biết, hiện nay doanh nghiệp vừa sử dụng sữa nguyên liệu nhập khẩu, vừa sử dụng nguồn sữa tươi của nông dân. Tuy nhiên, trong trường hợp này họ sẽ hy sinh người nông dân để nhập khẩu sữa với giá thấp.

Trong khi đó, người nông dân vẫn phải làm ra sữa, vẫn tiếp tục vắt sữa vì đây là quá trình tự nhiên, không thể dừng lại được. Điều này dẫn đến việc nguyên liệu sữa hạ giá rất thấp, bản thân người nông dân cũng không hiểu vì sao lại có khó khăn này.

Một số chuyên gia cho rằng chính sách đào tạo trong ngành chăn nuôi cũng là một trong những lỗ hổng lớn. Hiện không có trường nào đào tạo chuyên ngành về chăn nuôi, kỹ sư hay bác sĩ thú y dù có tốt nghiệp ra trường cũng chỉ nắm vững lý thuyết mà thiếu thực tế. Trong khi đó, về các mặt này thì các nước tham gia TPP đang làm rất tốt.


Related news

Bắc Kạn Tập Trung Dập Dịch Lở Mồm Long Móng Trên Đàn Gia Súc Bắc Kạn Tập Trung Dập Dịch Lở Mồm Long Móng Trên Đàn Gia Súc

Dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc vừa xảy ra tại huyện Ngân Sơn đúng vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán. Tỉnh Bắc Kạn đã chính thức công bố dịch, hiện nay ngành chức năng và các địa phương đang tập trung huy động mọi nguồn lực nhằm dập dịch và ngăn chặn sự lây lan.

Thursday. January 29th, 2015
Nông Dân Trong Cánh Đồng Liên Kết Phấn Khởi Vì Trúng Mùa, Giá Bán Lúa Cao Hơn Thị Trường Nông Dân Trong Cánh Đồng Liên Kết Phấn Khởi Vì Trúng Mùa, Giá Bán Lúa Cao Hơn Thị Trường

Hiện nay, xã viên Hợp tác xã (HTX) Phước Tiến, xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp tham gia cánh đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với Công ty TNHH MTV và xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên đang thu hoạch lúa vụ đông xuân 2014 - 2015 rất phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá.

Thursday. January 29th, 2015
Thương Nhân Xuất Khẩu Gạo Phải Có Vùng Nguyên Liệu Thương Nhân Xuất Khẩu Gạo Phải Có Vùng Nguyên Liệu

Đây là một những những quy định được Bộ Công Thương đưa ra trong Quyết định mới ban hành về lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo của thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo giai đoạn 2015 - 2020.

Thursday. January 29th, 2015
Nông Dân Còn “Điêu Đứng” Vì Giống Kém Chất Lượng Nông Dân Còn “Điêu Đứng” Vì Giống Kém Chất Lượng

Thế nhưng hiện nay, có thể nói, ngành giống Việt Nam không đủ năng lực đáp ứng, đa số các loại giống phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Lợi dụng điều này, nhiều cơ sở, doanh nghiệp cá nhân đã lợi dụng sự thiếu hụt này, tung ra thị trường những loại giống kém chất lượng, gây thiệt hại nặng nề cho người nông dân.

Thursday. January 29th, 2015
Thái Thụy (Thái Bình) Hành Được Mùa Nhưng Rớt Giá Thái Thụy (Thái Bình) Hành Được Mùa Nhưng Rớt Giá

Trong những năm qua, cây hành, tỏi là một trong những cây vụ đông mang lại thu nhập cao cho nhân dân nhiều địa phương ở Thái Thụy (Thái Bình). Tuy nhiên, tại thời điểm này, nông dân trồng hành tại Thái Thụy đang gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm.

Thursday. January 29th, 2015