Giá Lương Thực Thế Giới Lên Mức Cao Nhất Trong 10 Tháng

Nguyên nhân do thời tiết khắc nghiệt tại các nước sản xuất lương thực và cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine, quốc gia xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới.
Báo cáo công bố ngày 3/4 của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết những biến động về chính trị và khí hậu đã khiến chỉ số giá lương thực hàng tháng tăng lên 4,4 điểm, chạm ngưỡng 212,8 điểm, tăng 2,3 % so với tháng Hai và là mức cao nhất kể từ tháng 5/2013 tới nay.
Tăng mạnh nhất là giá đường, với mức tăng 79% lên 253,9 điểm, tiếp đến là ngũ cốc tăng 5,2% lên 205,8 điểm.
Giá ngũ cốc tăng phản ánh những quan ngại của thị trường về nguồn cung từ Ukraine, một là trong những nước sản xuất ngũ cốc hàng đầu thế giới và là nhà xuất khẩu chính sang khu vực Bắc Phi.
Từ thực tế này, FAO đã hạ mức dự báo về sản lượng ngũ cốc cung cấp ra toàn cầu trong năm nay xuống còn 702 triệu tấn, thấp hơn 2 tấn so với dự báo đưa ra trước đó.
Trong khi đó, cơ quan này lại lạc quan nâng dự báo sản lượng thu hoạch lúa gạo lên 0,8%, đạt 500 triệu tấn.
Related news

Hiện ở Tiên Yên (Quảng Ninh), nhiều người dân đã đổi đời, trở thành triệu phú từ nghề nuôi tôm. Không chỉ đơn thuần là những vùng nuôi quảng canh, bán thâm canh, nơi đây đã dần xuất hiện, phát triển các vùng nuôi tôm công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu để tránh phát sinh vướng mắc khi xuất khẩu thủy sản vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan. Trong đó đặc biệt lưu ý đến sản phẩm được phép xuất khẩu, hợp đồng xuất khẩu, nhà nhập khẩu được VPSS công nhận.

Bên cạnh đó, Sở cũng khuyến khích việc chế biến và tồn trữ thức ăn khô từ cỏ, rơm rạ, thân đậu, bắp và áp dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo, trong đó có phương pháp gieo tinh phân biệt giới tính để nâng cao chất lượng và sản lượng khai thác.

Tập quán lâu đời của người dân miền sông nước là chăn nuôi vài con gà, con vịt để cải thiện bữa ăn hằng ngày, hay nuôi cặp heo để tận dụng thức ăn thừa và để giải quyết khó khăn lúc túng bấn.

Anh Khá cho biết: “Nếu như mọi năm, sau khi thỏa thuận được giá cả, thương lái sẽ giao hết tiền và nhanh chóng thu hoạch hết mía chỉ trong 1 - 2 ngày. Năm nay, thương lái chỉ đặt cọc khoảng 70% và sau cả tuần lễ họ cũng chưa chặt hết mía trên ruộng”.