Giá lúa gạo tiếp tục tăng

Tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh ĐBSCL như:
Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long… lúa IR50404 đã phơi, sấy khô đang có giá 5.200 - 5.300 đồng/kg; còn nhiều loại lúa tươi hạt dài như OM 2514, OM 1490, OM 2517, OM 4218… từ 5.400 - 5.900 đồng/kg.
Giá gạo lứt nguyên liệu loại 1 làm thành gạo 5% tấm đang được nhiều doanh nghiệp thu mua ở mức: 6.700 - 6.800 đồng/kg, gạo lứt nguyên liệu làm thành gạo 25% tấm: 6.500 - 6.600 đồng/kg.
Giá lúa gạo tăng chủ yếu do nguồn cung lúa gạo hàng hóa giảm khi nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã kết thúc vụ thu hoạch lúa thu đông 2015.
Trong khi đó, đầu ra xuất khẩu gạo đang thuận lợi do nước ta liên tục trúng các hợp đồng xuất gạo với số lượng lớn sang Philippines và Indonesia.
Theo Sở Công thương TP Cần Thơ, vừa qua nước ta đã trúng hợp đồng xuất khẩu hơn 1,4 triệu tấn gạo sang Philippines và Indonesia với thời hạn giao hàng từ quý IV-2015 đến quý I-2016, giúp thị trường lúa gạo trong nước khả quan hơn so với trước.
Các doanh nghiệp của TP Cần Thơ được Hiệp hội lương thực Việt Nam giao chỉ tiêu 187,7 ngàn tấn, trong đó thị trường Indonesia 132 ngàn tấn, còn lại là thị trường Philippines.
Related news

Theo những người trồng dứa, mùa dứa năm nay trúng đậm và được giá. Mỗi trái dứa sau khi thu họach đưa xuống núi, thương lái mua từ 5.000 – 8.000 đồng/trái, sản lượng tăng hơn 1,5 lần so với vụ mùa trước. Sau khi trừ hết chi phí, người dân thu lợi từ 30-35 triệu đồng/ha

Ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) có những thanh niên chăn bò có thu nhập lên tới 1-2 triệu đồng/ngày. Có người trở thành tỉ phú từ hai bàn tay trắng, khởi nghiệp từ nghề nuôi bò thuê.

Lần đầu tiên tại ĐBSCL có nông dân chưa học hết cấp 3 được cấp bằng chứng nhận thương hiệu độc quyền. Không phải là kỹ sư, bác sĩ hay nhà khoa học, nhưng các kỹ sư, nhà khoa học thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của ông. Ông là Võ Hồng Ngoãn - người được mệnh danh là “vua tôm” trên đất Bạc Liêu.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, nước lũ ở đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu đang xuống chậm. Trong 5 ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu tiếp tục xuống chậm, khu vực nội đồng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười ít biến đổi trong vài ngày nữa sau đó cũng xuống chậm

Tôm sú là loại tôm được sử dụng rộng rãi thứ 2 tại Nhật Bản, sau tôm thẻ chân trắng. Năm 2010, Nhật Bản đã nhập khẩu 49 ngàn tấn tôm sú và 55 ngàn tấn tôm thẻ chân trắng, trừ các sản phẩm chế biến