Giá Heo Tăng Mạnh, Nhưng Tái Đàn Có Thể Bị Lỗ

Hiện giá heo trên thị trường liên tục tăng và đang ở mức 53.000 đồng/kg, tăng từ 5.000- 7.000 đồng/kg so với cuối tháng 2. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, đây chỉ là đợt tăng giá nhất thời và giá sẽ giảm trong những tuần tới, do vậy nếu các hộ chăn nuôi tìm cách tái đàn ồ ạt vào lúc này thì khả năng thua lỗ sẽ rất cao.
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, tỉnh có tổng đàn heo lớn nhất cả nước, đưa ra nhận định như vậy về tình hình giá heo tăng nhanh trong mấy tuần qua.
Theo ông Công, giá heo tăng do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm A/H5N1, người tiêu dùng chuyển sang dùng thịt heo thay cho thịt gia cầm. Tuy nhiên, vài tuần nữa, dịch cúm gia cầm được khống chế thì giá thịt heo sẽ giảm và nhiều khả năng sẽ dao động ở mức trên dưới 46.000 đồng/kg.
Giá heo tăng cũng đẩy giá heo giống tăng theo. Theo ghi nhận của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, hiện giá heo giống là 110.000 đồng/kg, tăng khoảng 40.000 đồng/kg so với trước đây.
“Giá heo giống đang tăng và nếu người chăn nuôi tái đàn vào lúc này họ sẽ phải bỏ ra chi phí mỗi con giống (loại 20kg) khoảng 2,2 triệu đồng, cộng thêm 2,5 triệu đồng tiền thức ăn trước khi xuất bán. Như vậy, mấy tháng sau giá heo hơi xuống còn trên dưới 46.000 đồng/kg thì người chăn nuôi sẽ bán bằng hoặc thấp hơn giá thành,” ông Công phân tích.
Giá heo hơi không chỉ tăng ở các tỉnh phía Nam mà ở phía Bắc giá heo hơi cũng tăng liên tục và đạt mức 47.000 - 48.000 đồng/kg vào ngày 7-4. Do mức chênh lệch giá giữa hai miền không lớn nên theo ông Công, số lượng heo từ phía Bắc chuyển vào tiêu thụ ở thị trường phía Nam không còn nhiều như trước đây.
Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến ngày 6-4, cả nước còn 6 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 3 tỉnh Khánh Hòa, Hà Giang và Bến Tre. Bệnh lở mồm long móng hiện đang có ở Sơn La và Quảng Trị còn bệnh tai xanh trên heo không xuất hiện ở bất kỳ tỉnh, thành nào.
Related news

Dám nghĩ dám làm, quyết tâm không để cái đói, cái nghèo đeo bám, anh Lò Văn Soạn, bản Chiềng Nưa 1, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ luôn đi đầu trong sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt; đồng thời hướng dẫn người dân trong bản mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước vươn lên xóa đói giảm nghèo...

Đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không có hiện tượng bệnh phát sinh thành dịch trên đàn gia súc, gia cầm do bà con nông dân đã chủ động tiêm phòng các loại bệnh dễ bị lây nhiễm cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, ngành chuyên môn còn thường xuyên tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm...

Hiện nay, nuôi trăn thương phẩm đang là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi ưu điểm là không cần nhiều diện tích, dễ nuôi, nguồn thức ăn dễ kiếm, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, ít tốn công chăm sóc và đặc biệt là đầu ra ổn định, giá bán luôn ở mức cao.

Vừa qua, UBND huyện Quang Bình tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất nông - lâm nghiệp năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015. Đến dự có các đồng chí: Lê Quang Minh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy; Đỗ Tấn Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; lãnh đạo Thường trực Huyện ủy, UBND, HĐND; UBND 15 xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị của huyện.

Huyện Phụng Hiệp là vùng trồng mía nguyên liệu trọng điểm của tỉnh, chiếm hơn 2/3 diện tích mía toàn tỉnh. Nhưng do địa hình trũng thấp nên hàng năm, nông dân ở đây phải lo thu hoạch mía chạy lũ mỗi khi mùa nước nổi đổ về. Đây cũng chính là lý do khiến nông dân không thể áp dụng một số giải pháp để hạ giá thành sản xuất, điển hình là mô hình trồng mía lưu gốc.