Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cam Hàm Yên Trúng Lớn

Cam Hàm Yên Trúng Lớn
Publish date: Tuesday. December 30th, 2014

Vụ thu hoạch năm nay, người trồng cam Hàm Yên (Tuyên Quang) đã trúng lớn nhờ những vườn cam được mùa, trĩu quả, lại được giá ngay từ đầu vụ.

Cam được mùa, được giá

Phù Lưu là xã chiếm tới gần ½ sản lượng cam của cả huyện Hàm Yên. Anh Hoàng Văn Hạ (Bản Pá Han, xã Phù Lưu) phấn khởi cho biết, ngay từ đầu mùa, giá cam bán tại chân vườn là 10.000đ/kg.

Năm ngoái, cam đạt năng suất thấp mà giá bán đầu vụ cũng thấp. Chỉ tính theo giá bán hiện tại là 8.500đ/kg tại chân vườn (có giảm chút ít so những ngày đầu vụ) thì vườn cam của anh Hạ trong năm nay sẽ cho thu nhập xấp xỉ 300 triệu đồng.

Lý giải việc cam đầu mùa được giá, ông Hoàng Văn Khủ (bản Pá Han, xã Phù Lưu) cho biết, vì năm nay có tháng nhuận nên cam chín sớm, bắt đầu bán từ tháng 9. Trong khi đó, năm ngoái cam bắt đầu có từ tháng 10. Ông Khủ hạch toán, với sản lượng trên 40 tấn, chắc vườn cam của gia đình ông sẽ thu về được trên 300 triệu đồng.

Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Hàm Yên - ông Vũ Bình Luận đánh giá, với giá thành như hiện nay, những hộ trồng cam có sản lượng trên 40 tấn sẽ có thu nhập khoảng từ 300 triệu đồng trở lên. Nhiều hộ có diện tích lớn thì thu nhập tiền tỷ là cầm chắc.

Ví dụ, hộ ông Trình Ngọc Huynh (xã Yên Lâm) có hơn 1 ha cam chanh với sản lượng 50 tấn, bán với giá 18.000đ/kg, cùng với 7 ha cam sành, ước sản lượng đạt khoảng 200 tấn, chỉ cần bán với giá 8.000đ/kg thì tổng thu nhập từ vườn cam của gia đình ông Huynh sẽ là 2,5 tỷ đồng.

Cam sai quả, những hộ trồng cam không có đủ nhân lực để thu hoạch, lập tức, một lượng nhân công lớn trong lúc nông nhàn đã từ huyện Na Hang di chuyển về Hàm Yên để thu hoạch cam thuê cho chủ vườn. Theo giá thỏa thuận, cứ một yến cam được mang xuống chân vườn thì người thu hoạch thuê sẽ được trả 5.000đ. Chị Triệu Mùi Chán (xã Thượng Nông, huyện Na Hang) cho biết, thu nhập bình quân của mỗi người đi hái cam thuê được khoảng 250 ngàn – 300 ngàn đồng/người/ngày.

Bà Tạ Thị Thu (Giám đốc Trung tâm Cây ăn quả huyện Hàm Yên) cho biết, mặc dù cam đầu mùa và thời điểm hiện tại là được giá, song trung tâm vẫn khuyến cáo người dân nên lựa chọn phương án bán khi thỏa thuận được giá. Theo bà Thu, động thái trên là nhằm tránh rủi ro khi thời tiết có những diễn biến xấu. Đặc biệt là trong thời gian sắp tới, sản lượng cam vào vụ thu hoạch cao sẽ tăng mạnh, giá cam có thể sẽ biến chuyển làm thiệt hại đến thu nhập của nông hộ.

Hoàn thiện đề án phát triển vùng cam

UBND tỉnh Tuyên Quang vừa chính thức thông qua đề án phát triển vùng sản xuất cam sành tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014 - 2020.

Với mục tiêu giữ vững thương hiệu cam sành Hàm Yên; khai thác tiềm năng thế mạnh về đất đai, khí hậu, phát triển vùng cam sành với quy mô phù hợp, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cam sành, đề án phát triển vùng sản xuất cam sành tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014 - 2020 đã quy hoạch bổ sung 3.900 ha để hình thành vùng sản xuất cam sành của tỉnh Tuyên Quang với quy mô diện tích trên 6.800 ha.

Trước mắt, phát triển diện tích cam sành toàn vùng đến năm 2020 đạt trên 5.000 ha, trong đó trồng mới 1.100 ha. Nâng năng suất bình quân đạt trên 150 tạ/ha, sản lượng đạt trên 65.000 tấn; giá trị đạt trên 1.300 tỷ đồng.

Đề án phát triển vùng sản xuất cam sành cũng đã xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể đối với người trồng cam, phân công trách nhiệm đối với các ngành, địa phương triển khai thực hiện.


Related news

Thất Thu Vì Ruộng Trầm Thủy Thất Thu Vì Ruộng Trầm Thủy

“Vụ hè cũng như vụ đông, chỗ khác thì lo thiếu nước, còn nông dân ở dọc kênh chìm này thì lúc nào cũng lo thừa nước. Thừa đến nỗi chả trồng được cây gì”- ông Huỳnh Ngọc Vàng ngụ ở đội 3 thôn Gia Hòa, xã Tịnh Long, TP.Quảng Ngãi than thở khi nhắc đến hơn 2 sào ruộng ở xứ đồng Tiểu Giang.

Thursday. November 27th, 2014
A Xing Chung Tay Xây Dựng Nông Thôn Mới A Xing Chung Tay Xây Dựng Nông Thôn Mới

Là một xã vùng sâu của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), kinh tế chậm phát triển nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, sự đoàn kết, đồng lòng, góp sức của người dân, xã A Xing đã vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thành quả nổi bật trên các lĩnh vực. Trong đó nổi bật nhất là kết quả xây dựng nông thôn mới.

Thursday. November 27th, 2014
Triển Vọng Từ Một Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Mới Triển Vọng Từ Một Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Mới

Vừa qua, Hội đồng Khoa học tỉnh đã tổ chức nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình phát triển sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đối mục tại tỉnh Quảng Bình”. Đây là dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, Công ty cổ phần Thanh Hương (Hải Ninh, Quảng Ninh) chủ trì, kéo dài gần 3 năm với tổng kinh phí lên đến 2,6 tỷ đồng.

Thursday. June 26th, 2014
Trồng Mướp Đắng Lai F1 Cho Thu Nhập Cao Trồng Mướp Đắng Lai F1 Cho Thu Nhập Cao

Nhằm khắc phục nhược điểm trên, Công ty giống cây trồng miền Nam cung cấp loại giống mướp đắng lai F1 có tên Big 14 cho năng suất và chất lượng, mở hướng đột phá cho nông dân nghèo, ít đất canh tác.

Thursday. June 26th, 2014
Vùng Đất Chuối Tân Long Vùng Đất Chuối Tân Long

Tính đến cuối năm 2014, diện tích chuối của riêng xã Tân Long đã lên đến trên 700 ha trên tổng số khoảng 2.200 ha của toàn huyện. Đây là cây dễ trồng, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện canh tác ở địa phương, lại ít sâu bệnh, bán được giá nên nông dân Tân Long tích cực mở rộng diện tích chuối. Những năm qua chuối Hướng Hóa đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị, mang về một nguồn thu không nhỏ cho người dân.

Thursday. November 27th, 2014