Giá Cà Phê Nhân Xô Tiếp Tục Lao Dốc

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên liên tục giảm trong 1 tháng qua, khi sáng 23-8 tiếp tục mất tới 700.000 đồng so với ngày 22-8, xuống mức 37,8 - 38,3 triệu đồng/tấn.
Theo các chuyên gia, do dự báo của các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài rằng nông dân Việt Nam có khả năng thu hoạch được một vụ mùa kỷ lục, đã làm giá cà phê robusta trên thị trường thế giới liên tục lao dốc. Hiện tại giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên đã giảm khoảng 1.000 đồng so với giữa tháng 6 và giảm tới gần 7.000 đồng/kg so với giữa tháng 3-2013.
Giá cà phê liên tục rớt mạnh khiến nhiều doanh nghiệp trong vùng có nguy cơ thua lỗ nặng vì đã thu gom cà phê lúc giá cao, cùng lúc đến hạn trả nợ ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp chấp nhận thua lỗ cũng không gom đủ hàng để cung cấp cho đối tác theo hợp đồng đã ký, vì giá cà phê xuống thấp nên nông dân không bán.
Related news

Để giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sữa ngoại nhập khẩu, trong đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi Việt Nam, Bộ NN-PTNT đặt ra chỉ tiêu tăng số lượng đàn bò sữa đạt 500.000 con vào năm 2020 để có sản lượng sữa khoảng 1 triệu tấn sữa tươi mỗi năm.

Từ khi cao su xuống giá, nhiều nông dân đã tìm cây trồng thay thế. Nhiều hộ bắt đầu trồng những cây có hướng kinh tế cao hơn, trong đó nổi lên là cây sưa đỏ. Những lời đồn thổi về giá trị của cây sưa đỏ trưởng thành đã khiến không ít nông dân ồ ạt chạy theo.

Nhiều hộ đã chịu khó tìm tòi đầu tư con giống, xây dựng chuồng trại quy mô và nhím được coi là vật nuôi mang lại nguồn thu nhập đáng kể, thậm chí là “khủng” cho người dân nơi đây, có không ít hộ giàu lên nhờ nuôi nhím. Còn giờ đây, giá nhím rớt thê thảm, khiến nhiều hộ chăn nuôi con vật này rơi vào cảnh “dở khóc dở cười”.

Những ngày qua, hàng trăm hecta cà phê trên địa bàn xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng bị rụng trái hàng loạt. Người trồng cà phê ở đây rất lo lắng, vì chưa có biện pháp xử lý. Trong khi đó, cơ quan chức năng cũng chưa xác định được nguyên nhân của tình trạng này để hướng dân cho nông dân.

Trong thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh Sóc Trăng đã chuyển đổi diện tích đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng các loại cây có múi đã và đang mang lại lợi nhuận cao, góp phần cải thiện đời sống kinh tế của nhiều địa phương.