Giá Bồi Thường Cây Trồng Trên Địa Bàn Tỉnh Cần Sớm Xây Dựng, Ban Hành Mới Cho Phù Hợp Hơn

Thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đơn thư khiếu kiện với nội dung liên quan đến đền bù, hỗ trợ cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất. Người dân cho rằng khung giá mà Nhà nước đưa ra đối với một số loại cây trồng hiện nay là chưa thực sự phù hợp với giá trị thực tế trong từng giai đoạn.
Cụ thể, theo Quyết định số 27/2011/QĐ-UBND ngày 1/11/2011 của UBND tỉnh về việc quy định giá bồi thường cây trồng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thì mức giá áp dụng cho đa phần loại cây trồng kinh doanh đều chưa phù hợp với thực tế.
Cụ thể, cây cao su kinh doanh từ năm thứ 1 đến năm thứ 4 có mức giá loại A là 230.000 đồng/cây, loại B 184.000 đồng/cây và loại C 138.000 đồng/cây; cây tiêu từ năm thứ 5 trở đi thì loại A được áp dụng mức giá 485.000 đồng/cây, loại B 388.000 đồng/cây và loại C 291.000 đồng/cây (chưa bao gồm giá đầu tư trụ); cây điều kinh doanh từ năm thứ 3 trở lên loại A có giá 170.000 đồng/cây…
Với quy định trên, người dân cho rằng nếu cây trồng trong thời điểm chăm sóc thì không nói làm gì nhưng thời điểm thu hồi giải tỏa mà cây trồng đang trong giai đoạn kinh doanh thì rất nhiều trường hợp bị thiệt thòi. Ví dụ, đối với cây điều, khả năng cho năng suất đạt cao nhất là khoảng từ năm thứ 6, 7 trở lên.
Tuy nhiên trong khung giá của UBND tỉnh chỉ áp dụng một mức tối đa cho cây điều từ 3 năm trở lên nên nhiều trường hợp cùng 2 vườn điều, một bên là điều kinh doanh năm thứ 3 và một bên là điều kinh doanh năm thứ 7 nhưng giá đền bù lại như nhau. Trong khi đó, giá trị kinh tế của vườn điều năm thứ 7 lớn hơn rất nhiều so với vườn điều năm thứ 3.
Tương tự, đối với cây cao su, cà phê, mức giá cũng chưa được thực sự chi tiết với giá trị tại thời điểm cây trồng cho sản phẩm năng suất như cà phê kinh doanh từ 3 năm trở đi đều có chung một mức giá; cao su kinh doanh từ 5 năm trở lên đều có chung một mức giá.
Chưa kể đến, khung giá của tỉnh được xây dựng từ năm 2011 nên đến nay, một số cây trồng mới hoặc giá cây trồng biến động lớn nhưng chưa được bổ sung dẫn đến khó khăn cho việc áp giá khi đền bù.
Chẳng hạn như cây tiêu thời điểm năm 2011 được tính 485.000 đồng/cây tiêu kinh doanh loại A từ năm thứ 5 trở đi và đến nay khung giá vẫn chưa thay đổi. Thế nhưng giá hồ tiêu từ năm 2011 so với năm 2013 và thời điểm hiện tại đã tăng lên hơn 4 lần. Trong đền bù trụ tiêu, quy định cũng mới chỉ đề cập đến một số loại trụ như trụ gỗ, trụ xây, trụ sống mà chưa có danh mục trụ bê tông hoặc trụ cây sống là loại cây ăn quả kinh doanh được trồng xen canh.
Đối với một số loại cây mới như măng cụt, khung giá đưa ra theo người dân cũng chưa thực sự hợp lý. Bởi vì, cây măng cụt hiện nay khoảng từ năm thứ 6 đến năm thứ 7 là đã cho quả và đến khoảng từ năm thứ 11 trở đi thì bắt đầu cho năng suất cao. Nhưng trong quy định, cây măng cụt kinh doanh chỉ được tính bắt đầu từ năm thứ 11 trở đi, còn năm thứ 10 trở về trước chỉ được tính theo giá trị chăm sóc…
Ông Nguyễn Đăng Nhân, Chánh Thanh tra huyện Đắk R’lấp cho biết: “Qua thực tế tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện thời gian qua cho thấy, vì một số bất cập trong khung giá đền bù cây trồng hiện nay đã làm phát sinh khiếu kiện. Vì thế, việc thay đổi, bổ sung khung giá đền bù các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh hiện nay là rất cần thiết để vừa tạo hành lang pháp lý thuận tiện cho đơn vị chức năng trong kê khai, áp giá đền bù, vừa đảm bảo lợi ích kinh tế cho người dân”.
Liên quan đến vấn đề này, trong cuộc họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 8 vừa qua, đồng chí Lê Diễn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tỉnh UBND tỉnh cũng cho biết: “Việc xây dựng, ban hành khung giá bồi thường mới đối với cây trồng trên địa bàn tỉnh cần phải thực hiện ngay trong năm 2014. Vì thế, các cơ quan chức năng cũng như địa phương phải sớm rà soát, tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh phương án cụ thể về giá đền bù, hỗ trợ các loại cây trồng trên địa bàn theo hướng phù hợp, sát với yêu cầu thực tiễn hiện nay”.
Related news

Giống ngô ngọt Hoa TrânGiống ngô ngọt Hoa Trân có những ưu điểm vượt trội sau đây: Khả năng sinh trưởng, phát triển khoẻ, chống đổ tốt. Thời gian sinh trưởng ngắn, trung bình từ 70-80 ngày nên có thể gieo trồng được nhiều vụ trong năm. Bắp to trung bình 250-300g, hạt đều màu vàng cam, tỷ lệ kết hạt trên bắp cao, ăn giòn, ngọt, có hương vị đặc trưng. Tỷ lệ thu hồi sản phẩm cao (38-40% trong khi các giống ngô ngọt khác chỉ đạt 28-30%) nên hiệu quả kinh tế cao hơn. Cây cho thu hoạch từ 1-2 bắp, trong đó số cây đóng 2 bắp chiếm tới 70% nên năng suất cao. Đặc biệt, giống Hoa Trân có khả năng chịu lạnh tốt trong điều kiện khí hậu mùa đông của các tỉnh phía Bắc.

Quyết định 59/QĐ-UBND ban hành ngày 20/1/2011 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc công nhận hội đặc thù, trong đó có Hội Làm vườn (HLV) tỉnh, đã tạo niềm vui lớn cho người làm vườn xứ sen
-7063107.jpg)
Trận lũ lụt nghiêm trọng và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến giá gạo trên thế giới nhất là chính phủ Thái gần đây tăng giá tối thiểu thu mua gạo để giúp nông dân. Tại Việt Nam, khu vực đồng bằng sông Cửu Long sản xuất phân nửa sản lượng gạo trên cả nước

Hiện nay, do người dân không có tiền đầu tư, nên sản lượng bị thiếu hụt nghiêm trọng, đẩy giá cá tra tăng mạnh, từ chỗ giá cá tra loại một từ 800 – 900 g/con ở mức 22.000 đồng/kg (tháng 4), những ngày đầu tháng 5 đã tăng thêm 2.000 đồng, lên 24.000 đồng/kg.

Năm nay ông Ý vừa mới lên tôm vụ đầu thu gần 1 tỷ đồng và đang chuẩn bị lên vụ 2. Ông phấn khởi cho biết: “Bà con ở ấp Cái Bát nuôi tôm công nghiệp rất hiệu quả. THT của ấp có hơn 20 thành viên đều ăn nên làm ra. Hiện có nhiều hộ thấy hiệu quả nên cũng chuẩn bị chuyển sang nuôi tôm công nghiệp”