Sức Sống Ở Vùng Nắng Gió

Tuy phong là vùng đất nổi tiếng khô cằn, thừa nắng gió, thiếu mưa, thiếu nước; bởi vậy 30 năm trước khi mới thành lập chỉ là một huyện nghèo nàn; còn bây giờ bộ mặt địa phương đã khởi sắc, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tương đối toàn diện; phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa…
Có thể nói bước chuyển mình đầu tiên của vùng khô cằn này là nhờ Trung ương, tỉnh tập trung đầu tư xây dựng hoàn thành các công trình thủy lợi nằm ở vùng núi phía tây như hồ: Sông Lòng Sông, Đá Bạc… đưa dòng nước mát về phục vụ tưới tiêu ruộng đồng nứt nẻ ở vùng xuôi. Những đồng đất từ một vụ lúa trông chờ vào nước trời thì nay người nông dân đã chủ động chuyển thành 3 vụ, sản xuất lúa hàng hóa theo yêu cầu thị trường và một số lúa giống xác nhận.
Các giống lúa chất lượng cao, thơm ngon của HTX Nông nghiệp Dịch vụ Long Hương không chỉ cung cấp cho người dân trong huyện mà còn xuất bán ra ngoài tỉnh… Bà con cũng lồng ghép các mô hình sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng đất như trồng loại cây ngắn ngày (các loại đậu, rau màu, dưa…), trồng thử nghiệm thành công cây trôm, cây thanh long trên địa bàn… Nhờ vậy, lần đầu tiên trong năm qua, Tuy phong đạt tổng sản lượng lương thực 34.240/26.400 tấn, đạt gần 130 % kế hoạch.
Mặt khác, Tuy phong đã huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, chỉnh trang đô thị. Đó là nâng cấp bê tông, mở rộng nhiều tuyến đường nội bộ hai thị trấn Liên Hương, Phan Rí Cửa; đường du lịch Liên Hương - Bình Thạnh, nối với tuyến du lịch ven biển Bình Thạnh - Chí Công - Phan Rí Cửa; đường thị trấn Liên Hương lên xã vùng cao Phan Dũng. Cây cầu bê tông vững chãi Sông Lũy nối đôi bờ Phan Rí - Hòa Phú, ước mơ nhiều đời của người dân phía bên kia sông thông thương với thị trấn đã thành hiện thực...
Huyện xây dựng kè biển Phước Thể, Phan Rí chống sạt lở triền miên mùa mưa bão, nạo vét cảng cá ở thị trấn phía nam, thuận lợi cho tàu cá ngư dân vươn khơi đánh bắt hải sản. Đến nay toàn huyện đã có 1.893 tàu thuyền với tổng công suất 146.547 CV, bình quân trên 77 CV/chiếc đủ sức bám biển. Nhiều cơ sở sản xuất tôm giống có uy tín thương hiệu nằm ven biển xã Vĩnh Tân đã cung cấp cho thị trường cả nước, với sản lượng 14 tỷ post…
Hai chợ ở trung tâm 2 thị trấn cùng nhiều khu dân cư đô thị và nông thôn của huyện xây dựng khang trang, thu hút dịch vụ mua bán và mở rộng phát triển đô thị… Nhờ vậy, từ chỗ không đáng kể, tỉ trọng ngành thương mại, dịch vụ, du lịch đã chiếm gần 29% GDP toàn huyện. Hoạt động kinh doanh, thương mại tăng khá, đáp ứng nhu cầu thị trường; nhất là các nhóm hàng lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, phân bón, dịch vụ vận tải… Bên cạnh đó, vào những ngày nghỉ cuối tuần, dịp lễ tết, đông đảo khách du lịch trong và ngoài tỉnh đã tìm đến tham quan, vui chơi, tắm biển ở khu du lịch Cổ Thạch - Bình Thạnh, Vĩnh Tân, Đồi Dương - Hòa Minh…
Ở phía bắc huyện, khu công nghiệp đang định hình phát triển. Các công ty trên địa bàn đầu tư mở rộng sản xuất đồng muối, nước khoáng, tảo ở Vĩnh Hảo; xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, thu hút nhiều lao động ở địa phương. Bên cạnh đó, nhà máy phong điện 1 - Bình Thạnh; tuyến đường điện 500 kV Vĩnh Tân - Sông Mây hình thành đưa vào khai thác, đáp ứng yêu cầu sản xuất… đã thực sự đánh thức, khơi dậy tiềm năng phát triển công nghiệp, dịch vụ trên những vùng rộng lớn. Công nghiệp - xây dựng đã vươn lên trở thành lĩnh vực sản xuất chính, chiếm tỷ trọng 40,4% trong tổng GDP toàn huyện. Giá trị sản xuất các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm vừa qua chiếm 752 tỷ đồng, đạt trên 124% kế hoạch…
Kinh tế huyện duy trì mức độ tăng trưởng khá, tổng giá trị sản phẩm xã hội (GDP) bình quân những năm gần đây tăng 11,62%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng, nhờ đó thu ngân sách tăng cao. Khi mới tách huyện, thu chỉ đủ chi, nhưng năm qua Chi cục thuế huyện thu gần 200 tỷ đồng; góp phần đầu tư kết cấu hạ tầng, phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể…
Related news

Xu thế gần đây khá nhiều hộ chăn nuôi gà thịt lựa chọn phương thức chăn nuôi gà theo hướng thả vườn bởi thực tế cách chăn nuôi trên có nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Đa dạng thị trường xuất khẩu trái thanh long đã và đang là mối quan tâm của các cơ quan chức năng cùng nông dân Bình Thuận. Sắp tới đây, bên cạnh các thị trường truyền thống, thanh long Bình Thuận sẽ có mặt ở thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản với số lượng lớn và giá trị gia tăng cao.

Chưa bao giờ cá ngừ tuột giá thảm hại như hiện nay, nguyên nhân được cho là do khai thác bằng phương pháp câu tay kết hợp ánh sáng khiến chất lượng cá bị giảm, thị trường quay mặt. Trước tình hình đó, trong chuyến công tác về Bình Định vào chiều 19.6, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám đã cùng ngành chức năng gặp gỡ các DN thu mua và ngư dân nhằm bàn bạc, tìm giải pháp cứu vãn tình hình.

Được biết, vụ đông xuân vừa qua ở Hải Dương, dự án đã lựa chọn 5 loại rau củ gồm: Cải thảo, cải củ, khoai tây, ớt và hành hoa để trồng thử nghiệm trên 3.000 m2 vườn của viện.

Rắn ri tượng là loài thực phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Nhận thấy được điều đó, để có nguồn cung ổn định cho thị trường, nhiều hộ dân ở huyện Thới Bình (Cà Mau) đã phát triển mô hình nuôi rắn ri tượng thương phẩm và sản xuất rắn ri tượng giống. Điển hình là mô hình của ông Lê Văn Thắng, ở ấp 6, xã Tân Lộc Đông.