Gạo Việt nhưng phải dùng bao bì nước ngoài để bán trong siêu thị
Tại Diễn đàn chính sách nông nghiệp thường niên 2015, TS.Đào Thế Anh (Phó Viện trưởng Viện Cây lương thực – Cây thực phẩm) nêu thực trạng đáng buồn cho hạt gạo Việt.
Đó là, Việt Nam xuất khẩu gạo tới trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng hiện vẫn chưa có thương hiệu gạo mang tên Việt Nam.
Gạo Việt Nam chủ yếu đóng bao và mang nhãn hàng của doanh nghiệp hay quốc gia nhập khẩu.
Thậm chí, ngay tại thị trường trong nước, gạo Việt Nam bị đánh giá thấp hơn gạo nhập khẩu từ Thái Lan, Camphuchia, Đài loan, Nhật Bản…
Thực tế này dẫn đến hiện tượng “gạo sản xuất ở Việt Nam nhưng sử dụng bao bì nước ngoài bán trong các siêu thị.
Rất ít thương hiệu gạo Việt Nam được người tiêu dùng biết đến.
Thị trường gạo xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là Trung Quốc (35% thị phần trong 8 tháng đầu năm 2015) luôn chứa đựng nhiều bất ổn và không dự báo được”.
Gạo Việt yếu trong chuỗi giá trị toàn cầu
TS. Đào Thế Anh chỉ ra rằng, trong khi Thái Lan, Myanmar và Campuchia đã ký được hợp đồng cấp Chính phủ (G2G) nên tiêu thụ dễ hơn, còn Việt Nam tiếp tục giao thương qua dạng tiểu ngạch.
Gạo Việt Nam cũng kém cạnh tranh về giá so với nhiều nước.
Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu gạo thơm nhiều nhất (800.000 tấn) với giá trung bình 600 USD/tấn, trong khi giá gạo Hom Mali của Thái Lan 1.065- 1.075 USD/tấn và Basmati của Ấn Độ 1.515-1.525 USD/tấn.
Những con số này cho thấy rõ rằng, mức độ tham gia của gạo Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu yếu, chủ yếu ở phân khúc trung bình và thấp, gạo chất lượng cao chiếm tỷ trọng thấp… Sản xuất gạo chưa theo kịp nhu cầu ngày càng đa dạng về chất lượng của thị trường nhập khẩu, giá luôn thấp so với các nước xuất khẩu chủ chốt...
Một trong những nguyên nhân quan trọng, theo TS. Đào Thế Anh, mặc dù Việt Nam có nhiều giống lúa bản địa có chất lượng cao, nhưng gạo Việt Nam không được sản xuất theo quy trình hữu cơ, thân thiện với môi trường như Campuchia, hay sử dụng giống bản địa có hỗ trợ của thương hiệu quốc gia như Thái lan, hay thương hiệu Basmati đã có vị trí vững chắc trên thị trường thế giới của Ấn độ…
Vì vậy, “để thương hiệu gạo Quốc gia có hiệu quả cần có nghiên cứu một cách nghiêm túc về sở thích tiêu dùng của thị trường gạo thế giới và trong nước.
Thương hiệu gạo Việt Nam phải bắt đầu từ thị trường, từ nhu cầu người tiêu dùng, từ các yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất và thương mại, từ tình hình cạnh tranh”.
Tuy nhiên, TS. Đào Thế Anh cũng lưu ý, “việc cung cấp một nhóm sản phẩm gạo chính chung dưới thương hiệu Quốc gia cho tất cả thị trường sẽ không phù hợp trong môi trường hội nhập sâu rộng hiện nay”.
Bởi vì việc cung cấp một nhóm sản phẩm gạo chính chung dưới thương hiệu Quốc gia cho tất cả thị trường sẽ không phù hợp trong môi trường hội nhập sâu rộng hiện nay.
Sản xuất phải từ nhu cầu thị trường
Quan điểm của TS. Đào Thế Anh là nước ta cần xác định nhu cầu của từng phân khúc thị trường, vị trí cạnh tranh của gạo Việt Nam so với từng đối thủ để từ đó có thể vạch ra chiến lược thích hợp (cạnh tranh giá, cạnh tranh chất lượng, thị trường mục tiêu...).
Trên cơ sở nắm vững nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của từng phân khúc thị trường, chiến lược của đối thủ cạnh tranh để định vị thương hiệu cho gạo Việt Nam, tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Nghiên cứu thị trường còn là cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho gạo Việt Nam theo từng phân khúc, từng thị trường.
Hiện tại, hệ thống tiêu chuẩn gạo Việt Nam đã quá lỗi thời và không đáp ứng được các thay đổi trên thị trường thế giới.
Dẫn kinh nghiệm của Pakistan, TS. Anh cho hay, họ xây dựng tiêu chuẩn chi tiết cho tất cả các loại sản phẩm gạo của họ có thể sản xuất, thậm chí thích ứng với từng nước nhập khẩu, tất cả đều được công khai trên trang web.
Do đó, việc Việt Nam xây dựng được thương hiệu quốc gia cho gạo của mình sẽ nhằm giúp gạo Việt xuất khẩu với giá trị cao và có chỗ đứng vững vàng ở thị trường thế giới nhưng nó không làm thay vai trò của thương hiệu vùng như Chỉ dẫn địa lý hay của doanh nghiệp, HTX.
Thương hiệu Gạo Việt Nam góp phần tăng sự nổi tiếng, hỗ trợ cho các thương hiệu của doanh nghiệp, của vùng thâm nhập thị trường thế giới, như kinh nghiệm của Thái lan.
“Có lẽ bản sắc của thương hiệu gạo Quốc gia Việt Nam phải dựa trên tập hợp phong phú và đa dạng về chất lượng của các sản phẩm gạo bản địa kèm theo một hệ thống kiểm soát chất lượng tốt từ trung ương đến địa phương và dọc theo chuỗi giá trị.
Đây là điều mà Thái lan và Campuchia chưa có được”- TS. Anh khuyến nghị.
Related news
Nhiều ngư dân ở xã Phổ Quang (Đức Phổ, Quảng Ngãi) góp vốn với chủ tàu mua lưới đánh bắt hải sản. Sau tết, họ hối hả vươn khơi thay vì phải nằm bờ như nhiều tàu cá ở các địa phương khác, do thiếu bạn đi biển.
Tại hội thảo về heo giống theo công nghệ mới tổ chức mới đây ở TPHCM, Công ty Di truyền giống Japfa Hypor cho biết, trại heo giống cụ kỵ (GGP) rộng 30ha tại tỉnh Bình Phước sở hữu công nghệ tạo giống mới nhất - chọn lọc theo bản đồ gen, mở ra kỷ nguyên mới tạo giống heo ở VN.
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, hàng trăm ngư dân ở các huyện ven biển trong tỉnh Quảng Ngãi đã bắt đầu vào chính vụ khai thác tôm hùm con. Năm nay, tuy lượng tôm nhí bắt được không nhiều bằng các năm trước, nhưng giá lại rất cao nên ngư dân có thu nhập khá.
Đoàn công tác do ông Amund Dronen - Thứ Trưởng Bộ Công thương và Thủy sản Na Uy làm trưởng đoàn vừa làm việc với tỉnh Đồng Tháp để tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng cùng đại diện các sở, ngành liên quan tiếp đoàn.
Thời gian gần đây phong trào chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi đang phát triển mạnh ở Lâm Hà (Lâm Đồng). Bên cạnh chuyển đổi từ cây công nghiệp dài ngày sang rau, hoa công nghệ cao thì trong lĩnh vực chăn nuôi, con bò sữa đang được người dân nơi đây quan tâm và mở ra triển vọng mới cho ngành nông nghiệp địa phương.