Gà lông trắng không có thế mạnh
Gà lông trắng được nuôi tại một trang trại ở Thường Tín, Hà Nội.
Mới đây, chúng tôi đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia về vấn đề nuôi gà lông trắng.
Theo phân tích của nhiều chuyên gia cho thấy, trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng, nhất là để ngành chăn nuôi cạnh tranh được trên thị trường trong nước và quốc tế khi tham gia vào TTP thì chăn nuôi cần lựa chọn những vật nuôi có lợi thế.
Trong khi đó, gà lông trắng lại là vật nuôi không có lợi thế.
Cụ thể, hiện gà lông trắng chỉ chiếm tỷ trọng 30%, còn lại chủ yếu là gà lông màu; hiện các trang trại nuôi gà lông trắng trong nước chủ yếu là nhỏ lẻ, từ giống cụ kỵ phải nhập khẩu đến thức ăn, nguyên liệu thức ăn, thuốc thú y cũng phải nhập khẩu;
Các nước phát triển chăn nuôi gà lông trắng công nghiệp với số lượng lên tới vài chục vạn con mỗi trang trại nên giá thành gà lông trắng của Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh;
Hiện tiêu thụ gà lông trắng ở Việt Nam cũng chỉ chủ yếu ở các trường học, khu công nghiệp; bản thân một số doanh nghiệp lớn như KFC cũng đã tuyên bố sẽ loại dần gà đẻ trứng nuôi nhốt công nghiệp (chủ yếu lông trắng), chuyển sang gà chăn thả tự nhiên.
Sản phẩm gà lông trắng cũng chính là sản phẩm đang bị nghi ngờ cạnh tranh không lành mạnh khi Mỹ bán phá giá vào Việt Nam…
Trong khi đó, gà lông màu ở Việt Nam chiếm 70% sản lượng và đang phát triển rất mạnh; dù tham gia TPP, các nước cũng khó có giống gà phù hợp với khí hậu của Việt Nam nên họ cũng chỉ có thể thuê đất, thuê nhân công nuôi gà tại Việt Nam.
Gà lông màu có thịt thơm ngon, ít dịch bệnh, có thể tận dụng được các loại phụ phẩm của nông nghiệp để chăn thả…
“Quan điểm của chúng tôi là không nên bỏ gà lông trắng nhưng nguyên tắc cạnh tranh là cần lựa chọn sản phẩm lợi thế khi tham gia vào sân chơi chung.
Khi hội nhập sâu, gà lông màu hoàn toàn có thể cạnh tranh được ở thị trường trong nước và xuất khẩu, vì ở nước ngoài chúng ta cũng có hàng triệu người Việt.
Related news
Theo thống kê của ngành chức năng, tháng 3/2013, toàn tỉnh Bạc Liêu có 10.194 ha tôm nuôi bị thiệt hại. Trong đó, 269 ha tôm nuôi công nghiệp và bán công nghiệp thiệt hại trên 70% và 9.925 ha tôm nuôi quảng canh cải tiến kết hợp thiệt hại từ 30 - 70%.
Vài năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) đang làm cho thời tiết trở nên khắc nghiệt. Hạn hán, sâu bệnh đe dọa đến trồng trọt. Để khắc phục những bất thường của thời tiết, nông dân trong tỉnh Đồng Nai đã và đang ứng dụng kỹ thuật mới vào trong sản xuất.
Rời miền sông nước tỉnh Đồng Tháp, đến vùng đất mới thôn Đá Trắng, xã Sông Bình, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) để lập nghiệp từ năm 2010, ông Huỳnh Văn Tuyển chỉ có sự cần cù, kinh nghiệm trồng cây ăn trái cùng số vốn khiêm tốn của gia đình để gầy dựng cơ nghiệp.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, từ trung tuần tháng 4-2013 đến nay, nông dân ở các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Nông Cống... đã thả 250 triệu con giống tôm sú xuống gần 3.900 ha ao nuôi.
Những năm gần đây, xã Cát Tài (huyện Phù Cát) đã thực hiện quy hoạch sử dụng đất và chuyển đổi mùa vụ, cây trồng có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, nâng mức sống cho người nông dân ở địa phương.