Gà Đông Tảo Cháy Hàng

Mấy năm gần đây, gà Đông Tảo đã được nhiều người dân các tỉnh, thành phía Nam biết đến như một đặc sản và tiêu thụ khá mạnh vào dịp Tết Nguyên đán. Trại gà Đông Tảo lớn nhất tỉnh Đồng Nai hiện nay của anh Vũ Ngọc Tuấn ở xã Đông Hòa (huyện Trảng Bom) năm nay đã trong tình trạng “cháy” hàng.
Đến trại gà Đông Tảo của anh Tuấn vào những ngày này, chỉ nghe chủ trại nói chuyện về gà giống, còn gà thịt tết, anh cho hay đã hết từ lâu rồi. Nếu như những năm trước, lượng gà cung ứng cho thị trường tết ở trại của anh tập trung vào 2 tuần cuối của tháng 12 âm lịch thì năm nay khách lại mua gà mạnh ngay từ cuối tháng 10 đầu tháng 11.
Anh Tuấn cho biết, gà bán tết năm nay đã hết trước Noel. “Năm ngoái đến gần tết, lượng gà bán mới nhiều, chỉ trong vài ngày tôi bán hơn 1 ngàn con gà thịt. Còn năm nay gà hết từ sớm, mới tháng 10 mà nhiều nơi đã đặt trước, sang tháng 11, số gà đặt hàng lên đến trên 500 con và khách mua trực tiếp hơn 200 con. Thời điểm này tôi phải từ chối liên tục nhiều khách gọi điện đến hỏi mua gà tết” - anh Tuấn nói.
Năm nay, anh Tuấn cũng chuẩn bị 1 ngàn con gà để bán tết nhưng đã hết từ khá sớm. Tình hình này nằm ngoài dự tính của anh. Hiện nhiều khách đến mua gà chấp nhận mua cả loại gà chưa đủ trọng lượng (gà trống trên 3,5kg/con, gà mái hơn 2 kg/con). Theo anh Tuấn, sở dĩ gà tết năm nay hết sớm là do lượng khách mua gà về để biếu đông. Ngoài ra, số khách quen cũng sợ vào dịp tết “cháy” hàng nên tranh thủ đặt trước.
Một nguyên nhân nữa khiến trại gà Đông Tảo này sớm “cháy” hàng tết sớm là do giá bán khá ổn định, không bị “làm giá” ở lúc cao điểm. Dù gà tết khá hút hàng, nhưng chủ trại vẫn giữ mức giá như ngày thường là 350 ngàn đồng/kg gà trống và 300 ngàn đồng/kg gà mái. Mức giá gà này đã được anh Tuấn giữ ổn định suốt 3 năm nay.
Hiện nay ở các tỉnh, thành phía Nam cũng có khá nhiều trại gà Đông Tảo, thế nhưng khách ở xa vẫn tín nhiệm trại gà Đông Tảo ở Đông Hòa. Đây là trại gà thuần chủng khá lớn và được xem là đầu tiên ở phía Nam. Hiện nay, anh Tuấn vẫn duy trì 500 gà mái đẻ và 100 con gà trống giống, tổng đàn gà dao động từ 5 - 6 ngàn con. Kế hoạch phát triển trại gà của anh Tuấn vẫn là tập trung vào gà giống và một phần gà thịt.
Related news

Sau khi trồng thử nghiệm thành công, cây dược liệu được trồng rộng rãi ở một số xã, thị trấn của huyện Quản Bạ bước đầu mang về thu nhập cho người trồng. Đến HTX dược liệu Nà Chang, ở thôn Nà Chang, thị trấn Tam Sơn, là một trong những HTX dược liệu đang tiêu thụ sản phẩm Atiso của bà con.

Là xã vùng thấp của huyện Vị Xuyên, Phú Linh có nhiều điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Năm 2015, xã Phú Linh được huyện giao chỉ tiêu trồng mới 185,9 ha rừng. Đến hết tháng 5, xã đã trồng được 54 ha. Cấp ủy, chính quyền địa phương vẫn đang tích cực chỉ đạo bà con nhân dân đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, phấn đấu thực hiện chỉ tiêu kế hoạch giao.

Theo kế hoạch, 30/6 là thời điểm cuối cùng cho thời vụ gieo trỉa cây trồng cạn hè thu 2015. Tuy vậy, đến thời điểm này, tỷ lệ gieo trỉa mới quá bán. Kết quả này là hệ lụy của đợt hạn hán kéo dài gần 2 tháng qua…

Thị trường nông sản đang nóng dần lên khi hàng loạt trái cây đang chín rộ. Điểm đáng mừng là sức tiêu thụ mạnh và giá ổn định hơn so với cùng kỳ, mặc dù giá đã có chiều hướng giảm.

Sau 3 năm thực hiện, dự án “Chăn nuôi bò thịt bán chăn thả trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” do kỹ sư Hồ Văn Sơn, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Phụng Hiệp, làm chủ nhiệm đã mang lại nhiều kết quả đáng kể.