Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tồn Kho Phân Ure Tăng Cao

Tồn Kho Phân Ure Tăng Cao
Publish date: Wednesday. March 19th, 2014

Doanh nghiệp phân bón trong nước đang chịu áp lực lớn từ lượng phân bón giá rẻ của Trung Quốc được nhập khẩu. Riêng phân ure, lượng tồn kho cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, 2 tháng đầu năm, sản lượng phân ure ước đạt 391,8 nghìn tấn, tăng 9,7% so với cùng kỳ; phân NPK ước đạt 307,5 nghìn tấn, giảm 11,7% so với cùng kỳ. Phân DAP tính chung 2 tháng ước đạt 33,2 nghìn tấn, giảm 31% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước vẫn gặp không ít khó khăn do phải cạnh tranh với lượng lớn phân bón giá rẻ và chất lượng chưa được kiểm soát nhập khẩu từ Trung Quốc. Do vậy, giá phân bón trong tháng có xu hướng giảm, giá phân ure có dấu hiệu đi xuống do nhu cầu chưa tăng nhiều.

Nói rõ hơn về thực trạng này, ông Nguyễn Gia Tường, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho biết, phân bón tồn kho vẫn cao, như đạm ure trong 2 thángđầu nămtồn kho gần 70.000 tấn, gấp 3 lần so với cùng kỳ. Nguyên nhân được ông Tường lý giải là do giá phân ure của Trung Quốc vào Việt Nam quá thấp. Ngoài ra, do các đại lý đợi giá giảm sâu, hạn chế mua vào dẫn đến tồn kho tại các nhà máy tăng cao.

“Chúng tôi đã chủ động trao đổi với Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam về việc xem xét điều chỉnh giá than cho phân bón. Hiện giá than chiếm 70% giá thành của phân ure, nếu không điều chỉnh giá than thì giá phân ure trong nước khó cạnh tranh với phân ure của Trung Quốc”, ông Tường kiến nghị.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, trong ngắn hạn, giá phân ure có xu hướng tăng do nguồn cung ure Trung Quốc giá rẻ hiện không còn nhiều và thuế xuất khẩu phân ure của Trung Quốc cao.


Related news

Nuôi Tôm Vượt Khó Nuôi Tôm Vượt Khó

Đến cuối tháng 4/2013, vụ nuôi tôm qua gần 1 tháng nhưng vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) vẫn chưa thấy cảnh người nuôi bận rộn, ngược xuôi lo vào vụ.

Saturday. May 11th, 2013
Tiến Độ Thả Tôm Giống Khá Chậm Do Lo Ngại Dịch Bệnh Bùng Phát Ở Bình Định Tiến Độ Thả Tôm Giống Khá Chậm Do Lo Ngại Dịch Bệnh Bùng Phát Ở Bình Định

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT Bình Định, vụ nuôi tôm năm nay, do lo ngại dịch bệnh bùng phát và thiếu vốn đầu tư sản xuất nên người dân các địa phương trong tỉnh Bình Định thả nuôi tôm giống khá chậm. Đến nay, toàn tỉnh mới chỉ thả nuôi được 1.750/2.243 ha, chiếm 78% diện tích nuôi tôm hiện có (bằng 82,8% so với diện tích thả tôm cùng kỳ năm trước). Trong đó, 380 ha thả tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh, bán thâm canh; nuôi quảng canh cải tiến xen với các đối tượng thủy sản khác 1.370 ha.

Monday. May 13th, 2013
Triển Khai Chương Trình Sản Xuất Hồ Tiêu Theo Tiêu Chuẩn Nông Nghiệp Bền Vững Ở Cư Kuin (Dak Lak) Triển Khai Chương Trình Sản Xuất Hồ Tiêu Theo Tiêu Chuẩn Nông Nghiệp Bền Vững Ở Cư Kuin (Dak Lak)

UBND huyện Cư Kuin (Dak Lak) vừa có văn bản triển khai Chương trình phát triển sản xuất hồ tiêu theo hướng bền vững Raiforest Alliance với diện tích từ 100 - 200 ha, sản lượng từ 200 - 400 tấn tiêu đen/năm trên địa bàn 2 xã Ea Bhôk và Ea Ning.

Tuesday. May 14th, 2013
Mô Hình Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Phát Triển Nuôi Cá Sặc Rằn Mô Hình Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Phát Triển Nuôi Cá Sặc Rằn

Nhằm giúp nông dân có định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống Thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án: “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn ở huyện An Phú, tỉnh An Giang”, thời gian thực hiện từ tháng 3/2011 - 3/2013.

Wednesday. May 22nd, 2013
Kết Nối Cung Ứng Giống Hướng Đi Bền Vững Cho Nghề Nuôi Tôm Ở Hà Tĩnh Kết Nối Cung Ứng Giống Hướng Đi Bền Vững Cho Nghề Nuôi Tôm Ở Hà Tĩnh

Ngày trước, người nuôi tôm trong tỉnh Hà Tĩnh phải “khăn gói” vượt hàng trăm cây số đi mua con giống về thả. Giờ chỉ cần đặt hàng, đúng hẹn là các doanh nghiệp (DN) sản xuất có uy tín sẵn sàng chở con giống đến tận ao nuôi... Sự kết nối của DN với người dân không chỉ giải bài toán thiếu hụt về nguồn giống tại chỗ mà còn là hướng phát triển bền vững cho nghề nuôi tôm.

Friday. May 24th, 2013