Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bí quyết thâm canh hồ tiêu

Bí quyết thâm canh hồ tiêu
Publish date: Friday. November 20th, 2015

Tuy nhiên qua nhiều năm khai thác mạnh, nhiều vùng đất đã bị thoái hóa, bạc màu dẫn đến sức SX thấp.

Đất bị rửa trôi

Ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ, do đặc điểm địa hình đồi dốc và mưa nhiều, tập trung theo mùa gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất rất lớn, kéo theo một lượng dinh dưỡng đáng kể bị mất đi.

Từ đó, đất ngày càng thoái hoá và giảm sức SX.

Các loại đất đỏ bazan, nâu đỏ và đỏ vàng (gọi tắt là đất đỏ hay Ferralsols) bị chua hoá ngày càng trầm trọng.

So với 10 - 20 năm trước thì hiện nay, các loại đất này có giá trị pH giảm đến một đơn vị và bình quân pH đất hiện tại vùng Tây Nguyên khoảng trên dưới giá trị 4,5.

Đây là ngưỡng giá trị pH được đánh giá là rất chua.

Khi đất càng chua (pH càng thấp), các quá trình hoá học và sinh học xảy ra trong đất theo hướng bất lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung, cây hồ tiêu trồng trên đất đỏ nói riêng.

Mặc dù cây hồ tiêu có thể sinh trưởng trên đất có pH thấp, nhưng khi pH đất < 5,5 thì hàm lượng nhôm (Al3+) di động trong đất càng tăng lên.

Nhất là đối với nhóm đất đỏ thường có thành phần Fe và Al rất cao so với nhóm đất khác như đất xám.

Do vậy, hiện tượng ngộ độc Al (có thể thêm ngộ độc Mn, nếu pH đất < 5,0) đối với cây hồ tiêu là điều khó tránh khỏi.

Khi bộ rễ của cây hồ tiêu bị ngộ độc Al hay Mn sẽ bị còi cọc và thui chột, hạn chế rất lớn đến khả năng hút chất dinh dưỡng, phân bón và nước trong đất.

Thân cành và tán lá trên mặt đất sẽ sinh trưởng kém, dễ bị sâu bệnh tấn công, vàng lá và chết nếu bị ngộ độc nặng và kéo dài.

Do vậy, mặc dù bón nhiều lân, nhưng hàm lượng lân sẵn có cho rễ cây hồ tiêu hút lại thấp và hiệu quả sử dụng phân lân thấp.

Ngoài ra, các dinh dưỡng đa, trung và vi lượng như N, K, Ca, Mg, Zn, Cu, B và Mo sẵn có trong đất càng thấp khi pH càng giảm.

Trong đất luôn tồn tại hai dạng vi sinh vật có lợi và có hại liên quan đến dinh dưỡng và dịch bệnh trên cây hồ tiêu.

Đất càng chua vi sinh vật có hại thường phát huy các tính năng của chúng, lấn át các loại vi sinh vật có lợi, làm giảm khả năng phân huỷ chất hữu cơ, giải phóng đạm và lân dễ tiêu cho cây.

pH thấp cũng tạo điều kiện cho dịch bệnh trên cây hồ tiêu, đặc biệt là bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora và bệnh chết chậm do tuyến trùng và nấm Fusarium gây ra càng phát triển.

Như vậy, pH đất có mối liên quan chặt chẽ đối với hầu hết các chất dinh dưỡng, nấm và tuyến trùng gây bệnh cho cây hồ tiêu.

Trồng hồ tiêu trên đất quá chua, cây không hút được dinh dưỡng, sức khoẻ của cây yếu ớt, khả năng tấn công của nấm gây bệnh càng dễ dàng.

Giải pháp của Tiến Nông

Nhằm phát triển cây hồ tiêu đạt năng suất cao và ổn định qua nhiều năm, trước khi bón bất kỳ một loại phân bón nào để cung cấp dinh dưỡng cho cây thì phải nghĩ đến việc cải thiện hay nâng cao giá trị pH của đất.

pH đất tác động rất lớn vào sự sinh trưởng của cây hồ tiêu, ngoài việc nâng cao pH đất giúp cây phát triển tốt, còn giúp cây không bị ngộ độc, giảm nấm bệnh như thối rễ chết chậm do nấm gây ra, giúp cây trẻ hóa, canh tác bền vững, đạt năng suất cao và ổn định.

Nếu làm được điều này thì chắc chắn sẽ tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí đầu tư và phòng tránh được các loại bệnh nguy hiểm trên cây hồ tiêu.

Biện pháp cải thiện pH đất hiệu quả nhất là sử dụng các chế phẩm có khả năng điều hoà pH đất nhằm mục tiêu đưa giá trị pH lên mức từ 6 - 6,5 là ngưỡng tối ưu cho cây hồ tiêu sinh trưởng, phát triển thuận lợi.

Từ việc nhận thức rõ tầm quan trọng của yếu tố pH đất đối với cây trồng, Cty CP Công nông nghiệp Tiến Nông đã nghiên cứu cho ra đời sản phẩm chất điều hòa pH đất.

Đây là sản phẩm kế thừa và phát huy những kinh nghiệm nhiều năm của bà con nông dân cả nước nhằm tiếp tục phát huy vai trò của vôi trong đất.

Nếu như trong vôi chỉ có Canxi có trong thành phần CaCO3, thì trong chất điều hòa pH ngoài Canxi còn có Magie, Silic, các vi lượng đều là chất dinh dưỡng cho cây.

Ngoài ra còn có các bon hoạt tính, do vậy ngoài việc nâng cao pH đất còn có tác dụng đối với việc cải tạo độ phì của đất và kết tủa các kim loại có thể gây độc cho cây.

Khi bón chất điều hòa pH Tiến Nông, pH đất sẽ tăng từ từ, tránh hiện tượng gây sốc và giúp cây hấp thu các dinh dưỡng đa, trung và vi lượng một cách hiệu quả hơn.

Việc sử dụng chất điều hòa pH phải tuân thủ đúng hướng dẫn, liều lượng trên bao bì thì hiệu quả mới cao.

Thực tế tại huyện Chư Sê (Gia Lai) cho thấy, qua hai năm sử dụng chất điều hòa pH cho cây hồ tiêu, đã đạt được kết quả rất tốt.

Cụ thể là, đối với đất có pH rất thấp (4 - 4,6), cây sinh trưởng kém, bộ lá vàng, khả năng phân hoá đọt non kém và rụng đốt.

Sau khi sử dụng chất điều hoà pH thì pH đất đã tăng lên từ 5,8 - 6,3; đồng thời giúp cho cây cây sinh trưởng tốt, bộ lá phát triển xanh tốt, đọt ra đều.


Related news

Giải Pháp Hiệu Quả Hạn Chế Tình Trạng Lợn Chết Do Bệnh Tai Xanh Giải Pháp Hiệu Quả Hạn Chế Tình Trạng Lợn Chết Do Bệnh Tai Xanh

Bệnh tai xanh là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với đàn lợn. Nguyên lý gây bệnh của tai xanh là mặc dù tấn công vào hệ thống miễn dịch của cơ thể lợn nhưng chỉ gây tỷ lệ lợn chết từ 1-5%.

Saturday. December 14th, 2013
Tôm “Bơm Rau Câu” Đe Dọa Xuất Khẩu Tôm Tôm “Bơm Rau Câu” Đe Dọa Xuất Khẩu Tôm

Tình trạng tôm “bơm rau câu” chứa tạp chất (agar) đe dọa thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam và đòi hỏi các biện pháp khắc phục cấp bách.

Tuesday. January 7th, 2014
Vụ Cá Nuôi Lồng Bè Chết Bất Thường Trong 2 Ngày 25 Và 26-12-2013 Do Ô Nhiễm Nguồn Nước Vụ Cá Nuôi Lồng Bè Chết Bất Thường Trong 2 Ngày 25 Và 26-12-2013 Do Ô Nhiễm Nguồn Nước

Đó là báo cáo kết luận số 690/BC-TYTS của Chi cục Thú y tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sau khi lấy mẫu nước và mẫu cá chết ngay tại thời điểm xảy ra vụ việc để làm các xét nghiệm.

Tuesday. January 7th, 2014
Thêm 87 Con Gia Súc Chết Trong Tuần Qua Thêm 87 Con Gia Súc Chết Trong Tuần Qua

Thời tiết tại khu vực vùng cao huyện Bát Xát và huyện Sa Pa (Lào Cai) đã có ấm lên, nhưng theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tuần qua tại huyện Sa Pa và Bát Xát vẫn có 87 con gia súc bị chết sau đợt rét đậm kéo dài.

Tuesday. January 7th, 2014
Nuôi Artemia Trong Ruộng Muối Cho Hiệu Quả Cao Nuôi Artemia Trong Ruộng Muối Cho Hiệu Quả Cao

"Diêm dân có thu nhập hơn 16 triệu đồng/tháng từ mô hình nuôi Artemia", đó là kết luận của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa - Giám đốc Trung tâm Ứng dựng và chuyển giao công nghệ thủy sản (Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ) tại Hội thảo “Đánh giá kết quả mô hình nuôi Artemia”.

Monday. December 16th, 2013