Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dược liệu rớt giá, người trồng lo lắng

Dược liệu rớt giá, người trồng lo lắng
Publish date: Monday. November 2nd, 2015

Tại xã Thọ Vinh (Kim Động), hoắc hương là loại cây dược liệu truyền thống được người dân địa phương trồng từ lâu đời.

Cây sinh trưởng quanh năm nhưng cho thu hoạch cao nhất từ tháng 5 - 11, cây trồng một lần có thể cho thu từ 6 - 7 lứa lá rồi mới phải trồng lại.

Hiện tại, tổng diện tích trồng cây hoắc hương của xã Thọ Vinh là trên 20 mẫu, tập trung chủ yếu ở thôn Tây Thịnh và Đông Hưng.

Ông Vũ Gia Thuần, Trưởng thôn Tây Thịnh (Thọ Vinh) tại vườn nhãn trồng xen canh cây hoắc hương

Ông Vũ Gia Thuần, Trưởng thôn Tây Thịnh (Thọ Vinh) cho biết: Năng suất trung bình của 1 sào hoắc hương trồng xen canh đạt khoảng 3 tạ/năm, với giá bán năm 2014 là 70.000 đồng/kg, mỗi sào cho thu nhập trên 20 triệu đồng/năm.

Trừ mọi chi phí, 1 sào hoắc hương cho thu lãi từ 17 - 18 triệu đồng/năm, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Vào chính vụ năm 2014, hoắc hương là loại cây dược liệu được thị trường ưa chuộng, người dân thu hái đến đâu có thương lái thu mua đến đó, chủ yếu bán đi Hà Nội và xuất sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, khoảng 4 tháng nay, “đầu ra” của hoắc hương bỗng khó khăn, giá hoắc hương khô tụt xuống chỉ còn 30.000 đồng/kg.

Ông Vương Ngọc Dũng, ở thôn Tây Thịnh người có thâm niên trồng cây hoắc hương cho biết: “Gia đình tôi trồng khoảng 7 sào hoắc hương.

Năm ngoái, giá hoắc hương cao, gia đình tôi lãi trên 100 triệu đồng.

Mọi năm, vào thời điểm này, thương lái tấp nập thu mua nhưng năm nay, dù đã bước vào chính vụ mà hoắc hương vẫn chất đống trong nhà.

Thương lái đến thu mua nhỏ giọt, giá lại giảm hơn một nửa so với năm ngoái”.

Không chỉ gia đình ông Dũng, nhiều hộ dân trồng hoắc hương khác tại xã Thọ Vinh cũng đang trong tình trạng tương tự.

Dù hoắc hương giảm giá hơn một nửa nhưng người trồng vẫn phải ngậm ngùi bán cho thương lái vì thời điểm thu hoạch lứa hoắc hương tiếp theo lại sắp đến mà hàng tích trữ lâu ngày sẽ dễ bị hỏng.

Lý giải về nguyên nhân giá hoắc hương giảm không bằng một nửa so với năm ngoái, ông Trương Ngọc Sơn, Chủ tịch Hội nông dân xã Thọ Vinh cho biết: Mấy tháng nay hoắc hương rớt giá, hàng chất đống trong nhà vì không có ai đến thu mua khiến nông dân rất hoang mang, lo lắng.

Có thể do phụ thuộc vào thị trường quốc tế, đặc biệt là nhu cầu của thị trường Trung Quốc nên nếu phía Trung Quốc ngừng thu mua, giá hoắc hương sẽ giảm mạnh.

Vì vậy, Chủ tịch Hội nông dân xã Thọ Vinh khuyến cáo người dân không nên trồng hoắc hương ồ ạt để ổn định đầu ra, tránh cung vượt cầu khiến hàng bị thương lái “dìm” giá.

Tuy không trong tình cảnh ế ẩm, hàng chất đống trong nhà không ai mua như ở xã Thọ Vinh, song với người trồng hoắc hương ở vùng chuyên canh dược liệu nổi tiếng Nghĩa Trai (Văn Lâm), đây cũng là đợt xuống giá thấp nhất từ trước đến nay.

Bà Đỗ Thị Lê, Trưởng thôn Nghĩa Trai cho biết, toàn thôn có trên 48 mẫu trồng dược liệu, chủ yếu là các vị thuốc nam có giá trị như hoắc hương, cúc hoa, tía tô, mã đề, hương nhu..., trong đó cây hoắc hương được nhiều hộ gia đình trồng với diện tích khoảng 6 mẫu.

Cây hoắc hương được người dân địa phương trồng chuyên canh trên ruộng cạn, với năng suất trung bình khoảng 5 tạ/sào, cho lợi nhuận bình quân trên 20 triệu đồng.

Là một trong những hộ trồng cây hoắc hương nhiều nhất thôn Nghĩa Trai với diện tích trên 3 sào, trưởng thôn Đỗ Thị Lê cho biết, năm nay hoắc hương khô bị xuống giá chưa từng thấy.

Khoảng tháng giêng năm 2014, giá hoắc hương đạt tới 70.000 đồng -100.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, mấy tháng nay, giá hoắc hương giảm xuống còn 35.000 - 40.000 đồng/kg.

Bà Lê cũng thông tin thêm, không chỉ hoắc hương, giá cúc hoa cũng bị giảm mạnh.

Cúc hoa là cây dược liệu được hơn 90% hộ gia đình ở Nghĩa Trai trồng, với diện tích gần 40 mẫu.

Năm 2014, giá cúc hoa khô đạt khoảng 300.000 đồng/kg thì hiện nay chỉ còn 170.000 đồng/kg.

Lý giải nguyên nhân giá dược liệu giảm, bà Lê cho rằng do người dân ồ ạt mở rộng diện tích nên cung vượt cầu.

Năm 2013, chỉ có khoảng 70% số hộ ở Nghĩa Trai trồng cúc hoa.

Thấy lợi nhuận lớn, người dân ồ ạt giảm diện tích các loại cây dược liệu khác

Theo bà Lê, đầu ra cho cây dược liệu là vấn đề khiến người nông dân ở Nghĩa Trai lo lắng.

Từ bao đời nay, họ phải tự trồng, rồi tự liên hệ tìm thị trường tiêu thụ cây dược liệu.

Chính vì thế người dân thường bị động với những rủi ro của thị trường thuốc nam, khi đắt thì không có hàng bán, còn khi rẻ thì bị ép giá…


Related news

Xuất Khẩu Cá Tra Đồng Bằng Sông Cửu Long Đạt Giá Trị Hơn 1,1 Tỷ USD Xuất Khẩu Cá Tra Đồng Bằng Sông Cửu Long Đạt Giá Trị Hơn 1,1 Tỷ USD

Như vậy, Tổng lượng cá tra đã xuất từ đầu năm đến nay sang 133 quốc gia và vùng lãnh thổ được nâng lên 377.000 tấn, trị giá 1,132 tỷ USD, thấp hơn cùng kỳ năm 2011 là 3,2%. Trong đó, Mỹ, các nước EU, ASEAN tiêu thụ 59% lượng cá tra.

Sunday. September 16th, 2012
Cách Làm Khuyến Nông Của Chị Hậu Cách Làm Khuyến Nông Của Chị Hậu

Rời Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với tấm bằng kỹ sư ngành thú y nhưng chị Phạm Thị Hậu, 31 tuổi ở xã Mỹ Yên (Đại Từ - Thái Nguyên) không xin vào làm ở các doanh nghiệp lớn hay cơ quan Nhà nước mà lại đam mê công việc của một khuyến nông viên. Bởi chị tâm niệm, giúp nông dân sản xuất hiệu quả, ổn định đã là một niềm hạnh phúc...

Tuesday. June 18th, 2013
Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Lúa Năm 2013 Ở Bắc Ninh Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Lúa Năm 2013 Ở Bắc Ninh

Năm 2012, được sự hỗ trợ kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Ninh xây dựng mô hình nuôi cá lúa trên diện tích 4 ha với 12 hộ tham gia. Đầu tháng 7/2012, Trung tâm chuyển 112.000 con cá rô đồng, 24.000 con rô phi, 8500 con cá mè, 25.500 con cá chép VI giống cho các hộ nuôi. Cá giống khỏe mạnh đồng đều.

Monday. April 22nd, 2013
Xã Có Trên 500 Hộ Nuôi Cá Lóc Xã Có Trên 500 Hộ Nuôi Cá Lóc

Ông Nguyễn Văn Kiệt, Chủ tịch UBND xã Giục Tượng, huyện Châu Thành (Kiên Giang), cho biết: Hiện nay toàn xã có hơn 500 hộ thực hiện mô hình nuôi cá lóc theo nhiều dạng như: 2 lúa 1 cá, hoặc nuôi trong mùng lưới và trong ao đem lại hiệu quả bình quân từ 50-100 triệu đồng/năm.

Monday. August 5th, 2013
Phụ Nữ Ấp Mỹ An B Thoát Nghèo Từ Mô Hình Nuôi Chim Cút Ở Tiền Giang Phụ Nữ Ấp Mỹ An B Thoát Nghèo Từ Mô Hình Nuôi Chim Cút Ở Tiền Giang

Năm 2011, ấp Mỹ An B, xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) còn 15 hộ nghèo, trong đó có nhiều hộ do phụ nữ làm chủ hộ; đến nay đã có 5 hộ thoát nghèo nhờ sự hỗ trợ vốn gắn với chuyển giao kỹ thuật nuôi chim cút do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã phát động, điển hình là hai chị Bùi Thị Ánh Tuyết và Nguyễn Thùy Dung.

Sunday. September 16th, 2012