Thu Nhập Cao Từ Nuôi Dê

Ông Trịnh Văn Khả (ngụ ấp Hải An, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) được nhiều người biết đến với mô hình nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình ông Khả có tới 7 nhân khẩu, thu nhập chính nhờ vào 3 ha đất nuôi tôm thiên nhiên nên gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2004, ông Khả quyết định chuyển sang thực hiện mô hình nuôi dê. Ông Khả thực hiện mô hình này là nhờ vào một dịp tình cờ nghe người quen ở Vũng Tàu có mô hình nuôi dê hiệu quả.
Với 3 con giống ban đầu, cứ thế ông nhân giống ra, mỗi năm con mẹ đẻ 2 lần, mỗi lần từ 1-3 dê con. Thường thì tỷ lệ sống chỉ 2 con cho đến lúc lớn. Qua nhiều năm chăn nuôi, đàn dê của ông Khả hiện nay tăng lên 50 con. Ông cho biết, ông dự tính sẽ bán 40 con dê các loại.
Đối với dê 5 tháng tuổi giá trung bình từ 80.000-85.000 đồng/kg, dê 8 tháng tuổi giá 100.000 đồng/kg. Trung bình mỗi năm ông Khả thu được khoảng 60 triệu đồng từ việc bán dê.
Thức ăn của dê là các loài cây cỏ dại trên bờ vuông nhà, ông tận dụng hết đất trống để trồng cỏ cho dê ăn. Khi thiếu cỏ thì ông đi cắt cỏ ở ven lộ bê-tông trong xã, vừa góp phần tạo cảnh quan thông thoáng cho môi trường. Ngoài ra, dê có thể ăn nhiều loại cỏ, cây tự nhiên, cho đến loại phế phẩm nông nghiệp như rơm, thân cây đậu phộng, cây bắp, cỏ voi, kể cả các loại lá như lá me chua và cây giá có mủ…
Từ mô hình nuôi dê đạt hiệu quả của ông Khả, nhiều người dân trong xã áp dụng theo. Hiện nay mô hình đã được nhân rộng tới các vùng như: Kinh Sáu Thước, Kinh Lô 1, Tắc Vân. Nhiều bà con từ Hộ Phòng (Bạc Liêu) cũng xuống tận nhà ông mua dê giống về nuôi.
Nếu việc nuôi tôm kém hiệu quả hoặc những hộ dân không có đất canh tác, có thể chọn mô hình chăn nuôi dê, vì mô hình này ít vốn, dễ mua, dễ nuôi, dễ bán và cho thu nhập khá.
Related news

Sáng ngày 4-9, tại TP Phan Rang – Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận cùng Tập đoàn Chen Jedang Corpration - Hàn Quốc (Tập đoàn CJ) tổ chức Lễ ký kết bản ghi nhớ “Phát triển vùng chuyên canh ớt gắn với xây dựng nhà máy chế biến ớt khô, đóng gói tại Ninh Thuận để xuất khẩu”.

Theo TCTS, sau hơn 10 năm di nhập vào Việt Nam, TTCT với những ưu thế như chu kỳ nuôi ngắn, nuôi mật độ cao, khả năng thích ứng rộng, đã trở thành một trong hai đối tượng nuôi tôm nước lợ chủ lực và đang được nuôi rộng rãi ở tất cả các tỉnh thành ven biển.

Sau một thời gian phát triển mạnh ở Bình Thuận, thu hút nhiều hộ nông dân tham gia nuôi đến nay người nuôi dông đang đối mặt với khó khăn về đầu ra cho sản phẩm. Bài toán về thị trường tiêu thụ sản phẩm đang được nhiều người dân quan tâm.

Khi nuôi tôm gặp nhiều rủi ro, ông Nguyễn Văn Siếu (ấp 17, xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình - Bạc Liêu) đã mạnh dạn nuôi thử con hào. Ngoài việc nuôi thủy sản trên 1,5ha, ông Siếu nuôi hào bè trên sông và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nông dân vùng ĐBSCL đang bước vào vụ thu hoạch lúa thu đông 2013. Năm nay, thời tiết tương đối thuận lợi và nhờ tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năng suất lúa tại một số địa phương ĐBSCL cao hơn cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nông dân trồng lúa vẫn chưa vui, vì giá lúa đang ở mức thấp…