Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đưa Vốn Ưu Đãi Đến Với Người Dân Vai Trò Quan Trọng Của Các Tổ Chức Hội

Đưa Vốn Ưu Đãi Đến Với Người Dân Vai Trò Quan Trọng Của Các Tổ Chức Hội
Publish date: Thursday. May 22nd, 2014

Bằng nhiều biện pháp, cách làm hiệu quả, những năm qua, các tổ chức hội trên địa bàn đã làm tốt công tác ủy thác vốn vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH), từ đó, trở thành “cầu nối” quan trọng mang nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo và nhiều đối tượng chính sách khác.

Hội Nông dân tỉnh là một trong những tổ chức thực hiện rất hiệu quả công tác ủy thác này. Đến nay, tổng dư nợ ủy thác mà Hội quản lý qua 416 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) là hơn 426 tỷ đồng, với trên 17.000 hộ gia đình được tiếp cận.

Theo ông Trần Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh thì để nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi, hàng năm, Hội thường xuyên tổ chức tập huấn cho các cán bộ hội tại cấp xã, tổ trưởng tổ TK&VV, cũng như tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nguồn vốn cho vay, đôn đốc hộ dân sử dụng vốn đúng mục đích.

Cùng với đó, việc tư vấn, hướng dẫn các hội viên đầu tư vào những cây, con có hiệu quả cao cũng luôn được cán bộ hội các cấp chú trọng. Thực tế cho thấy, nguồn vốn cho vay ủy thác qua Hội Nông dân tỉnh đã, đang phát huy hiệu quả, tạo điều kiện cho các hội viên phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Ông Nguyễn Hoàng Phong, hội viên Hội Nông dân xã Tâm Thắng (Chư Jút) cho biết: “Trước đây, gia đình tôi thuộc diện nghèo của xã, cuộc sống luôn khó khăn, vất vả. Đầu năm 2010, gia đình được tổ TK&VV của thôn bình xét, tạo điều kiện vay 30 triệu đồng từ Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện. Với số vốn này, gia đình đã tập trung cải tạo vườn tạp, mua phân bón, giống về để trồng rau. Ban đầu do chưa có kinh nghiệm nên gia đình đã được thành viên trong tổ TK&VV, cán bộ khuyến nông thường xuyên hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc.

Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, gia đình tôi đã từng bước học hỏi, áp dụng được nhiều kiến thức để canh tác, mở rộng vườn rau. Đến nay, với vườn rau gần 7 sào, gia đình tôi luôn có nguồn thu nhập khá ổn định. Điều quan trọng hơn, tới đây, mặc dù chưa đến kỳ trả nợ nhưng gia đình tôi sẽ trả trước hạn, với hi vọng nguồn vốn quay vòng và tiếp tục tạo điều kiện cho nhiều hộ nghèo khác tiếp cận”.

Tương tự, những năm qua, các hội viên thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã từng bước được tiếp cận nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Tính đến nay, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn đang quản lý tổng số vốn được ủy thác là trên 450 tỷ đồng qua 440 tổ TK&VV, với gần 18.000 hộ vay.

Theo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, để quản lý, sử dụng tốt các nguồn vốn thì đơn vị luôn xác định đây là một nhiệm vụ chính trị cần tập trung các nguồn lực để thực hiện tốt. Theo đó, các quy trình cho vay tín dụng như xét đúng đối tượng, giải ngân nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn... đều được hội triển khai rất chặt chẽ.

Cùng với các hoạt động hỗ trợ về vốn, hội phụ nữ các cấp còn tích cực phối hợp với ngành chức năng tổ chức nhiều lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhằm nâng cao năng lực lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho chị em phụ nữ áp dụng phát triển kinh tế. Với việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn do Hội quản lý, hàng năm, số hội viên thuộc diện nghèo đều giảm xuống rất đáng kể.

Ghi nhận về vai trò của các tổ chức hội trong công tác ủy thác nguồn vốn, ông Trần Mốt, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh cho biết: “Việc thực hiện ủy thác nguồn vốn qua các tổ chức hội, đoàn thể không chỉ thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa hoạt động tín dụng chính sách, mà còn huy động được sức mạnh của toàn xã hội tham gia vào công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Với việc thực hiện chặt chẽ, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay, các tổ chức hội, đoàn thể đã thành lập ra được nhiều tổ TK&VV hoạt động rất hiệu quả, từ đó, chất lượng tín dụng ủy thác thông qua các tổ chức này ngày càng được nâng lên”.


Related news

Không Chuyển Đổi Bằng Mọi Giá Không Chuyển Đổi Bằng Mọi Giá

Lấy quy luật giá trị để điều chỉnh sản xuất là một cách nghĩ khôn ngoan. Sản xuất ngô tại miền Bắc đang vấp phải thực trạng là vùng đồng bằng diện tích giảm sâu còn vùng núi diện tích lại tăng nóng.

Monday. June 23rd, 2014
Bệnh Đạo Ôn, Vi Khuẩn Nỗi Lo Của Nông Dân Bệnh Đạo Ôn, Vi Khuẩn Nỗi Lo Của Nông Dân

Hiện nay thời tiết đang vào mùa lạnhvào buổi tối và sáng sớm nhiều sương, nắng nóng vào ban ngày, ẩm độ không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn đi kèm với vi khuẩn gây bệnh thối thân, thối gốc xuất hiện, càng làm cho việc phòng trị bệnh trên lúa của nông dân trở nên khó khăn hơn.

Thursday. November 27th, 2014
Sử Dụng Gốc Ghép Bưởi Da Xanh Đúng, Vừa Hạn Chế Dịch Bệnh Vừa Đảm Bảo Chất Lượng Trá Sử Dụng Gốc Ghép Bưởi Da Xanh Đúng, Vừa Hạn Chế Dịch Bệnh Vừa Đảm Bảo Chất Lượng Trá

Khắc phục bệnh vàng lá thối rễ trên cây bưởi da xanh, ở xã Kế Thành, huyện Kế Sách bà con đã ghép cành bưởi da xanh với gốc bưởi “Tám quy” – một giống bưởi địa phương được trồng rất lâu năm ở đây và cho hiệu quả rất tốt, hạn chế được bệnh vàng lá thối rễ và năng suất chất lượng bưởi da xanh cũng không bị ảnh hưởng.

Thursday. November 27th, 2014
Giá Cao Su Rớt Thảm Hại Giá Cao Su Rớt Thảm Hại

Theo ông Nguyễn Duy Phúc, Giám đốc Công ty TNHH Cao su Quảng Nam, nguyên nhân giá cao su rớt mạnh là do giá mủ cao su thế giới đang xuống nhanh.

Monday. June 23rd, 2014
Chặt Vàng Trắng Cao Su Tính Toán Để Người Dân Luôn... Lỗ Chặt Vàng Trắng Cao Su Tính Toán Để Người Dân Luôn... Lỗ

Thực tế cây cao su được cảnh báo là khó tính, là loại cây “công chúa” khi đòi hỏi những điều kiện về tầng đất dày 60-70cm, độ dốc không quá 30%, độ cao không quá 600 mét.

Monday. June 23rd, 2014