Đưa Vào Hoạt Động Trại Chăn Nuôi Bò Sữa Công Nghệ Cao

Sau hơn hai năm xây dựng và vận hành thử nghiệm, TP Hồ Chí Minh đã chính thức đưa vào hoạt động Trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh.
Sáng 27-8, tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh đã khánh thành và đưa vào hoạt động chính thức Trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao (DDEF).
Dự buổi khánh thành có các đồng chí: Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố; Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy thành phố; Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND thành phố; Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cùng bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ Israel tại Việt Nam; ông Daniel Carmon, Đại sứ, Giám đốc Cơ quan Hợp tác quốc tế (MASHAV) của Bộ Ngoại giao Israel.
Dự án có tổng kinh phí hơn 70 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố góp hơn 50 tỷ đồng, vốn ODA không hoàn lại của Israel hơn một triệu USD. Công trình được khởi công vào tháng 7-2011, có tổng diện tích khoảng 10 héc-ta, trong đó khu vực chuồng trại chiếm gần bốn héc-ta. Đây là dự án nằm trong chương trình hợp tác giữa MASHAV và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh.
Mục tiêu của Dự án là nâng cao năng suất sữa của bò sữa đạt 8.000 kg/con/năm, giảm chi phí sản xuất; tổ chức đào tạo, chuyển giao công nghệ và nhân rộng công nghệ mới về chăn nuôi, sản xuất thức ăn hoàn chỉnh; xây dựng, hoàn thiện DDEF, ứng dụng đồng bộ các kỹ thuật hiện đại trong chăn nuôi, quản lý, dinh dưỡng, thú y… của Israel trong chăn nuôi bò sữa cao sản; tổ chức trình diễn, đào tạo, huấn luyện và chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý cho người chăn nuôi trên địa bàn thành phố và các tỉnh.
Sau thời gian thử nghiệm, hiện nay năng suất sữa của bò sữa ở Trại đã đạt khoảng 17,3 kg/con/ngày, tương đương 6.300 kg sữa/con/năm, đạt 78,9% so với mục tiêu đề ra; trong đó, nhóm bò có năng suất sữa đạt hơn 20 kg/con/ngày (7.300 kg/con/năm) chiếm 35% đàn bò vắt sữa…
Dịp này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố và MASHAV đã ký kết gia hạn việc hợp tác đến năm 2017.
Related news

Năm nay, do những thông tin rau quả nhập từ Trung Quốc không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên kim ngạch nhập khẩu rau quả từ quốc gia này trong 11 tháng của năm 2014 ở mức gần 136 triệu đô la Mỹ, bằng 95% cùng kỳ năm 2013. Thái Lan trở thành quốc gia mà Việt Nam nhập khẩu rau quả lớn nhất với giá trị đạt gần 140 triệu đô la Mỹ trong 11 tháng của năm nay, tăng 52% so với cùng kỳ năm trước và chiếm hơn 29% thị phần.

Các vụ lúa gần đây bệnh vi khuẩn bộc phát mạnh, gây hại nặng làm tăng chi phí sản xuất, giảm năng suất lúa. Tham dự sự kiện này, nông dân được tham quan 4 trại trưng bày mẫu vật bao gồm các mẫu lúa bị nhiễm bệnh, hướng dẫn cách nhận diện chính xác triệu chứng các bệnh do nấm, do vi khuẩn, biện pháp chủ động phòng trị hiệu quả, an toàn và nhận dạng thuốc bảo vệ thực vật chính hiệu, hạn chế tình trạng mua nhầm hàng kém chất lượng.

Năm 2014 được đánh dấu là năm có chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất trong “lịch sử” xuất khẩu của Gia Lai. Những mặt hàng chủ lực của tỉnh luôn giữ vị trí cao với sản lượng xuất và thị trường ổn định, trong đó phải kể đến cà phê-mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất với 77,8% tổng kim ngạch...

Đến giờ này, câu chuyện thoát nghèo của ông Út được bà con trong vùng vẫn truyền tai nhau với sự nể phục. “Nói thật, đôi lúc tôi cứ nghĩ mình nằm mơ. Lúc bắt tay trồng nấm, tôi chỉ nghĩ đơn giản là có cái nghề để thoát nghèo và đã cố gắng hết sức. Ông trời quả không phụ lòng người” - ông Út thổ lộ.

Với diện tích chưa đến 1.000m2, trung bình mỗi tháng, người trồng rau má thu nhập từ gần 1 triệu đồng. Giá của rau má không bấp bênh như nhiều loại mặt hàng nông sản khác. Hiện nay, giá mỗi ki-lô-gam rau má được thương lái vào tận vườn thu mua từ 10.000 - 15.000 đồng.