Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đua trồng khoai lang, nông dân lỗ nặng

Đua trồng khoai lang, nông dân lỗ nặng
Publish date: Tuesday. May 5th, 2015

Vụ này, toàn xã Bình Hòa (huyện Krông Ana) trồng hơn 120ha khoai lang tím Nhật Bản và mới thu hoạch được 45ha. Với những diện tích thu hoạch sớm, bán được giá nên người trồng còn có lãi, còn những hộ thu hoạch muộn đang lỗ nặng. Đầu năm nay, nhà anh Trần Quý Hùng (ở xã Bình Hòa, huyện Krông Ana) đã chuyển đổi 2ha đất trồng bắp sang trồng khoai lang tím Nhật Bản.

Sau nhiều tháng kỳ công chăm sóc, anh đã thu hoạch được 17 tấn/ha. Nhưng ngay vụ đầu tiên, gia đình anh đã thất bại khi giá khoai lang chỉ còn 3.200 đồng/kg. “Năm ngoái thấy người ta trồng khoai thắng lớn nên mình cũng mạnh dạn chuyển đổi 2ha đất trồng bắp sang trồng khoai với mong muốn đổi đời, nhưng không ngờ giá lại rớt thế này.

Bán hết khoai may lắm thu được gần trăm triệu đồng, trong khi vốn đầu tư hơn 120 triệu đồng. Nếu để diện tích này trồng bắp như cũ cũng cho lãi khoảng 30 triệu đồng/ha”, anh Hùng buồn rầu nói.

Trong khi đó, gia đình chị Lê Thị Gấm (ở thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana) cũng chuyển 1ha đất trồng lúa sang trồng khoai để mong “đổi đời”. Theo tính toán của chị Gấm, nếu khoai lang giữ giá như năm ngoái (khoảng 12.000 - 14.000 đồng/kg), gia đình chị sẽ có lãi lớn so với các loại cây trồng khác.

Đầu vụ thu hoạch, khoai lang có giá 6.000 - 7.000 đồng/kg, nhưng khoảng 1 tháng trở lại đây chỉ còn 3.200 đồng/kg. Gia đình chị thu hoạch được 20 tấn khoai, nhưng chỉ có 15 tấn được thương lái mua với giá 3.200 đồng/kg, còn 5 tấn chỉ bán với giá 800 đồng/kg. Vì thế, mỗi hécta khoai lang, gia đình chị thu về được khoảng 50 triệu đồng nhưng vốn đầu tư tới 60 triệu đồng. Đã vậy, thương lái thu mua còn ép nông dân khi đưa ra tiêu chuẩn khắt khe về kích thước khoai, củ to quá hoặc nhỏ quá đều bị loại.

Ông Đặng Văn Lân, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Krông Ana, cho hay: Vụ đông - xuân năm nay, người dân toàn huyện trồng được 347ha khoai lang (chủ yếu ngoài quy hoạch) và mới thu hoạch được khoảng 95ha. Diện tích khoai lang tập trung ở các xã Dur Kmăl (200ha), Bình Hòa (120ha), thị trấn Buôn Trấp (20ha)…

Dây khoai lang mới được người dân đưa về trồng ở địa phương 2 năm qua, xác định đây là cây trồng mới ẩn chứa nhiều rủi ro nên vụ đông - xuân này huyện chỉ có kế hoạch trồng 20ha trên địa bàn 5 xã. Nhưng do thấy khoai lang mấy năm trước lợi nhuận cao, người dân đã phớt lờ khuyến cáo, đổ xô mở rộng diện tích, tự ý chuyển đổi đất trồng lúa, bắp sang trồng khoai lang.


Related news

Gạo Hữu Cơ Đến Mỹ Gạo Hữu Cơ Đến Mỹ

Gạo được trồng theo phương thức hữu cơ có màu sắc sáng đẹp hơn, hương thơm hơn. Khi cắn hạt gạo, gạo chắc và có vị ngọt hơn. Cơm nấu để qua đêm trong tủ lạnh vẫn thơm dẻo.

Friday. May 2nd, 2014
Phát Huy Nguồn Lợi Cá Đồng Phát Huy Nguồn Lợi Cá Đồng

Hiện nay, nguồn cá đồng ở địa phương ngày càng được phát triển. Nếu như năm 2011, việc nuôi cá bổi thâm canh chỉ diễn ra nhỏ lẻ, khoảng 30 ha thì năm 2013, diện tích nuôi cá bổi tăng thêm 8 ha. Không chỉ đối với nuôi thâm canh mà hình thức nuôi cá bổi công nghiệp cũng ngày càng được mở rộng.

Saturday. January 4th, 2014
Góp Phần Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế, Cơ Cấu Lao Động Góp Phần Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế, Cơ Cấu Lao Động

Sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020”, toàn tỉnh có 20.638 lao động được đào tạo nghề. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, trên 71% lao động sau học nghề có việc làm, tăng thu nhập. Đây là nỗ lực không nhỏ trong công tác đào tạo nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn.

Friday. May 2nd, 2014
Tăng Cường Quản Lý Tôm Nguyên Liệu Tăng Cường Quản Lý Tôm Nguyên Liệu

Nhằm giúp doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ chế biến, tỉnh Bạc Liêu đang tăng cường công tác quản lý chặt chẽ nguyên liệu trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra giám sát việc kinh doanh của tất cả cơ sở, đại lý thu mua nguyên liệu.

Saturday. January 4th, 2014
Nuôi Tằm Theo Công Nghệ Mới Nuôi Tằm Theo Công Nghệ Mới

Dù mới chỉ có vài chục hộ ở TP Bảo Lộc và huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) bắt đầu sử dụng né gỗ để nuôi tằm và máy để gỡ kén tằm, thế nhưng, hiệu quả của việc nuôi tằm theo công nghệ mới này đã giúp người nông dân giảm được nhiều công lao động và tăng cao thu nhập.

Friday. May 2nd, 2014