Dự Báo Xuất Khẩu Gạo Có Nhiều Chuyển Biến Tích Cực Vào Những Tháng Cuối Năm
Việt Nam vừa thỏa thuận ký hợp đồng cung cấp cho phía Philippines 200.000 tấn gạo 25% tấm với giá tương đương 475 USD/tấn; cung cấp cho phía Indonesia 200.000 tấn gạo (trong đó 50.000 tấn gạo 5% tấm với giá 443,5 USD/tấn (FOB) và 150.000 tấn gạo 15% tấm với giá 442,1 USD/tấn).
Dự kiến số gạo này sẽ giao từ tháng 10 - 12/2014. Như vậy, số lượng hợp đồng chưa được thực hiện vẫn còn nhiều, chủ yếu Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Indonesia... Cân đối nguồn cung sản xuất trong nước, dự kiến cả năm Việt Nam xuất khẩu đạt 6,3 triệu tấn gạo (không bao gồm lượng gạo xuất qua biên giới).
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến cuối tháng 8 lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký của cả nước khoảng 6 triệu tấn. Trong đó thực hiện xuất khẩu đến ngày 18/9/2014 đạt 4,453 triệu tấn, tương đương 1,916 tỷ USD (FOB).
Thị trường gạo thế giới đang có chiều hướng tích cực với nhu cầu tăng từ các nước Đông Nam Á, kết hợp với nguồn cung cấp hạn chế vào thời gian giáp vụ mùa nên giữ giá thị trường ổn định ở mức cao.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, nhu cầu nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á sẽ quyết định xu hướng thị trường từ nay đến cuối năm. Cụ thể: Philippines có nhu cầu nhập 500.000 tấn trong những tháng cuối năm (hiện tại đã nhập của Thái Lan 300.000 tấn, Việt Nam 200.000 tấn và có nhu cầu nhập thêm cho đầu năm sau); Indonesia có nhu cầu nhập khẩu từ 400.000 - 500.000 tấn từ nay đến cuối năm (tuần trước vừa thỏa thuận nhập khẩu 200.000 tấn của Việt Nam); Malaysia đang chờ thực hiện các hợp đồng đã ký và thông thường nhu cầu sẽ trở lại vào cuối năm để thực hiện kế hoạch nhập khẩu cho năm sau;
Châu Phi đang gặp vấn đề nghiêm trọng đối với virus Ebola làm ảnh hưởng đến sản xuất và thương mại gạo với khu vực này; Trung Quốc là ẩn số cho nhu cầu từ nay đến cuối năm, sau khi đã tăng cường kiểm soát nhập khẩu qua biên giới...
Mặc dù hiện tại giá lúa, gạo trong nước đã giảm nhẹ nhưng dự báo sẽ tăng vào thời điểm giáp hạt vì vụ hè thu cơ bản đã thu hoạch xong, nguồn cung cấp không còn nhiều và mức tồn kho thấp trong khi nhu cầu xuất khẩu cho các tháng cuối năm tăng mạnh.
Related news
Mười năm là khoảng thời gian không dài nhưng cũng không quá ngắn để chuẩn bị khi ngành chăn nuôi hội nhập, còn có đủ “sức” để theo kịp những gì TPP quy định hay không, câu hỏi này hoàn toàn phụ thuộc vào chính chúng ta.
Những năm gần đây, không ít hộ nông dân trên địa bàn xã Tân Hội Trung (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) thoát nghèo và có thu nhập khá nhờ phát triển mô hình nuôi ếch.
Vụ ĐX 2015-2016 ở ĐBSCL dự báo chi phí SX sẽ tăng thêm khoảng 20 - 30% do không có lũ, đồng ruộng không được phù sa bồi đắp. Nhu cầu phân bón, thuốc BVTV tăng mạnh...
Mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học đạt được “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không dọn vệ sinh.
Nghề nuôi cá lồng bè trên biển tại Kiên Giang vẫn mang tính tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào SX, chăm sóc quản lý sức khỏe cá...