Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Vịt Sinh Sản Và Ấp Nở Đảm Bảo An Ninh Sinh Học

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Vịt Sinh Sản Và Ấp Nở Đảm Bảo An Ninh Sinh Học
Publish date: Thursday. September 25th, 2014

Nhờ áp dụng các biện pháp chăn nuôi vịt đẻ giống an toàn sinh học (ATSH) và an ninh sinh học tại lò ấp, đã giúp chị Đoàn Thị Ngọc Bích ở Phường Tân Lộc, Quận Thốt nốt, thành phố Cần Thơ thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Gia đình chị Bích là một trong những hộ tham gia và thực hiện thành công mô hình áp dụng các biện pháp chăn nuôi vịt đẻ giống ATSH và an ninh sinh học tại lò ấp thuộc dự án OSRO/RAS/604/USA về phòng chống cúm gia cầm do cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID) tài trợ thông qua Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO).

Hiện tại đàn vịt của gia đình chị Bích có 1.800 vịt mái đẻ bố mẹ giống CV Super M2. Những cải tiến về ấp nở đó là thực hiện di chuyển một chiều trong lò ấp; khu ấp (khu sạch) và khu nở (khu bẩn) được xây dựng tách biệt nhau; thực hiện xông trứng trong ngày ngay sau khi vịt rớt hột (trứng).

Theo kinh nghiệm xông trứng của chị Bích: Trứng giống sau khi nhặt tại chuồng được cho ngay vào tủ xông trứng có thể tích 1m3. Chị cho vào chén đã đặt sẵn trong tủ xông trứng 20gr thuốc tím KMnO4, sau đó cho trứng vào tủ, đóng kín và đổ 40ml formol vào thuốc tím thông qua một ống đặt bên ngoài tủ ấp. Xông trứng trong vòng 20 phút, sau đó bật quạt hút khí trong tủ ra ngoài thông qua một ống hút lên cao 2m; 1 giờ sau lấy trứng ra cho vào kho bảo quản, khoảng 3-5 ngày sau cho trứng vào ấp.

Chị Bích cho biết một số lưu ý khi xông trứng là không xông trứng sau khi nhặt 24 giờ, vì khí xông sẽ làm chết phôi; tủ xông trứng phải thật kín.

Khi chị áp dụng các giải pháp trên đã giúp giảm tỷ lệ trứng vịt chết phôi, vịt con nở ra giao cho các hộ nuôi có tỷ lệ nuôi sống cao, đạt trên 90% thay vì 85% như trước đây. Tỷ lệ vịt loại I đạt 80% mà trước khi thực hiện dự án chỉ đạt tối đa là 70%.

Các giải pháp đã cải tiến ở đàn vịt sinh sản bao gồm xây hồ lọc nước, cho vịt uống nước sạch thay vì trước đây vịt chỉ uống nước ao; Máng nước uống được cải tạo cho tự động; Cải tiến ổ đẻ và khu đẻ cho vịt, đặc biệt chỉ cho vịt vào ổ đẻ lúc 10h tối đến 8h sáng hôm sau, giúp trứng luôn sạch sẽ; Cải tiến dinh dưỡng cho vịt nuôi hậu bị bằng cách cho vịt ăn thêm thức ăn hỗn hợp thay vì trước đây chỉ cho vịt ăn lúa. Kết quả cho thấy vịt đẻ sai và đẻ bền hơn; giảm tỷ lệ loại thải vịt và các bệnh về đường tiêu hóa.

Ngoài ra, chị Bích còn kết hợp chăn nuôi vịt, cá, hàng năm thu thêm 50 triệu đồng từ thu hoạch cá.

Việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi vịt đẻ giống ATSH và an ninh sinh học tại lò ấp, không những cung cấp chất lượng con giống đảm bảo cho các hộ nuôi mà còn giúp gia đình chị Bích thu thêm lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.


Related news

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất bài toán không đơn giản Chuyển đổi cơ cấu sản xuất bài toán không đơn giản

Năm Căn (Cà Mau) là vùng có thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản. Những năm qua, sản lượng năm sau đều đạt cao hơn năm trước, nhưng vẫn còn là mảnh đất màu mỡ, chưa khai thác hết. Có nhiều nguyên nhân tác động từ yếu tố khoa học - kỹ thuật, chất lượng con giống, thời tiết dẫn đến tôm, cua chết, năng suất đạt chưa cao.

Thursday. April 16th, 2015
Bến Tre đã tìm ra nguyên nhân làm chết nghêu hàng loạt Bến Tre đã tìm ra nguyên nhân làm chết nghêu hàng loạt

Mật độ vi khuẩn Vibrio tổng trong các mẫu nước, mẫu bùn, mẫu nghêu rất cao. Sở Nông nghiệp- Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho biết: Qua lấy mẫu nghêu chết, mẫu nước, mẫu bùn của 4 Hợp tác xã thủy sản ở tỉnh Bến Tre gởi Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Minh Hải-Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II để xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Thursday. April 16th, 2015
Cá chết hàng loạt do nước sông Lô bị ô nhiễm Cá chết hàng loạt do nước sông Lô bị ô nhiễm

Đã nhiều tháng nay người dân nuôi cá lồng trên sông Lô thuộc huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) luôn thường trực nỗi lo cá chết do sông Lô bị ô nhiễm. Đã có nhiều hộ mất trắng, thậm chí thua lỗ phải tháo dỡ bỏ lồng cá để bán sắt vụn.

Thursday. April 16th, 2015
Cá tra đồng bằng và cá thanh châu Âu Cá tra đồng bằng và cá thanh châu Âu

Sản phẩm cá tra ở ĐBSCL, tới cuối năm 2014, với tên Pangasius, đã được xuất khẩu đến 151 quốc gia và vùng lãnh thổ, doanh thu hơn 1,76 tỉ USD. Tuy nhiên, nếu được tinh chế thay vì chỉ xuất hàng phi-lê đông lạnh, giá trị con cá tra đồng bằng hẳn sẽ cạnh tranh được với cá thanh châu Âu.

Thursday. April 16th, 2015
Nuôi cá tra chất lượng hơn là số lượng Nuôi cá tra chất lượng hơn là số lượng

Bất cập chất lượng, vùng nuôi thiếu ổn định… đã đẩy việc sản xuất và tiêu thụ cá tra thời gian qua gặp không ít khó khăn.

Thursday. April 16th, 2015