Dự Báo Sản Lượng Cà Phê Vụ 2013 - 2014 Sụt Giảm Mạnh Ở Tây Nguyên

Theo Hiệp hội Cà phê - ca cao Việt Nam, niên vụ thu hoạch cà phê 2013 - 2014 sắp tới, ngành cà phê Tây Nguyên đối mặt nhiều khó khăn. Theo đó, thời điểm này mưa đã rải đều toàn vùng Tây Nguyên, độ ẩm cao tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, phát triển, gây hại cho cà phê. Nhiều diện tích cà phê trong vùng phải đối mặt với bệnh rệp sáp hại hoa, bệnh rỉ sắt, khô cành trên diện rộng. Trước đó, quãng thời gian trước và sau Tết Nguyên đán, tình trạng hạn hán nặng kéo dài, không đủ nước tưới cũng đã ảnh hưởng đến sự phát triển của quả cà phê. Đây là lý do chính khiến sản lượng cà phê trong kỳ thu hoạch cuối năm nay sẽ sụt giảm mạnh.
Nguyên nhân khác khiến sản lượng cà phê sẽ giảm là do diện tích cây cà phê đang già cỗi. Số liệu thống kê tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng cho thấy, diện tích cà phê có tuổi đời trên 20 năm hiện chiếm trên 30% tổng diện tích; cho năng suất thấp (dưới 1 tấn/ha). Sản lượng cà phê sụt giảm sẽ kéo lượng cà phê xuất khẩu trong năm 2013 giảm theo; dự kiến sẽ chỉ ở mức 1,1 triệu tấn, giảm 600.000 tấn so với năm ngoái.
Đến nay, khu vực Tây Nguyên có 70% diện tích trong tổng số 500.000 ha cà phê thiếu nước tưới, trong đó có tới 55.000 ha thường xuyên bị khô hạn nặng.
Related news

Chưa bao giờ người chăn nuôi lâm vào tình trạng “điêu đứng” như hiện nay. Không chỉ heo hạ giá mà liên tiếp trong nhiều tháng trở lại đây, giá các loại gia cầm cũng giảm “thê thảm”. Đây là đợt giảm giá mạnh và kéo dài nhất từ trước đến nay, trong khi đó, giá các loại thức ăn liên tục tăng từ 10 - 15% khiến cho người chăn nuôi thua lỗ.

Thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm phát sinh nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại lúa vụ Hè Thu (HT) trên địa bàn tỉnh Bình Định. Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) đã thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, đồng thời khuyến cáo bà con nông dân các biện pháp phòng trừ.

Trong vụ nuôi tôm năm 2013 này, đa số bà con nuôi tôm sú ở tỉnh Trà Vinh đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Nguyên nhân là do khi nuôi tôm, dịch bệnh hoại tử gan tuỵ vẫn còn đe doạ đến sự phát triển của tôm nuôi.

Mô hình nuôi tôm hầm đất (còn gọi là tôm oxy) đang được nông dân vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) áp dụng mang lại hiệu quả cao do rút ngắn thời gian thả nuôi, hạn chế thiệt hại khi dịch bệnh xảy ra.

Từ ngày 6-9 tới, chủ cơ sở nuôi chim yến phải khai báo với phòng chuyên môn cấp huyện, nơi có cơ sở nuôi chim yến, trường hợp đã nuôi chim yến trước ngày 6-9 thì phải khai báo chậm nhất vào ngày 31-12-2013. Khi có sự thay đổi về quy mô diện tích và số lượng của cơ sở nuôi chim yến, tổ chức, cá nhân nuôi chim yến phải khai báo chậm nhất vào ngày 30-10 hàng năm.