Đối Thoại Với Doanh Nghiệp Thu Mua Dừa Trái

Ngày 6-6-2014, Hiệp hội dừa Bến Tre phối hợp với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre, UBND xã Hương Mỹ (Mỏ Cày Nam, Bến Tre) tổ chức buổi đối thoại giữa nông dân và doanh nghiệp thu mua dừa trái. Có gần 50 nông hộ trồng dừa trên địa bàn xã Hương Mỹ tham dự.
Đại diện Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre đã giới thiệu đến nông dân trồng dừa một số nội dung chính trong “Chương trình hợp tác bao tiêu dừa trái”, cũng như một số lợi ích khi bà con tham gia chương trình này, như: khi giá dừa trên 50.000 đồng/chục, Công ty sẽ mua dừa của nông dân bằng giá thị trường, khi giá dừa dưới 50.000 đồng, Công ty vẫn cam kết thu mua dừa của nông dân 50.000 đồng/chục;
Công ty sẽ trực tiếp thu mua dừa trái của nông dân tại vườn như thương lái địa phương; định kỳ Công ty có cán bộ kỹ thuật tổ chức hội thảo, hướng dẫn trực tiếp về biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho nông dân; đặc biệt, nông dân sẽ được Công ty tạm ứng phân bón để chăm sóc vườn dừa và khấu trừ dần vào tiền bán dừa hàng tháng, cũng như tạm ứng tiền trước cho nông dân, tương đương 50% giá trị tiền dừa bán mỗi tháng.
Cũng tại buổi đối thoại, đại diện Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre cũng đã giải trình nhiều ý kiến thắc mắc của bà con trồng dừa xoay quanh việc ký hợp đồng bao tiêu dừa trái giữa nông dân với doanh nghiệp.
Related news

Anh Chu Văn Thủy (trú tại thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), là ngư dân bắt được con cá lạ cho biết: “Vào khoảng 11 giờ 45 vào trưa ngày 31-10, trong lúc đang kéo lưới đánh cá ngoài khơi cách xã Kỳ Lợi chừng 4 hải lý thì thấy một vật nặng mắc vào lưới, khi kéo lên mới phát hiện vật nặng đó là một con cá rất to và lạ. Lần đầu tiên tôi thấy con cá lạ thế này nên tôi đã báo về cho gia đình tập trung ngư dân trong xã ra bắt. Sau 2 giờ vật lộn mới đưa được cá vào bờ”.

Ngư dân khai thác hải sản ngày càng khó khăn do giá nhiên liệu tăng cao, giá cá bấp bênh trong khi ngư trường ngày càng cạn kiệt. Để giúp ngư dân ổn định sản xuất, gắn bó với nghề và vươn ra khơi xa, thời gian qua nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân luôn được các cấp, ngành, địa phương quan tâm triển khai.

Không tốn đất mà thu nhập lại cao - đó là ưu thế của cây rau thơm được nhiều hộ dân ở thôn Ba, xã Tân Mỹ (TP Bắc Giang) lựa chọn sản xuất.

Huyện Bạch Thông là địa phương có diện tích trồng cây cam, quýt lớn nhất tỉnh Bắc Kạn. Thời điểm này quýt bắt đầu chín, nông dân các xã trong huyện đang tập trung thu hái và xuất bán cho các tư thương.

Ngày 31/10, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Phú Yên (Sở NN-PTNT) tổ chức tổng kết mô hình nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học (ATSH) tại xã Hòa Xuân Đông (Đông Hòa).