Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đội Ngũ Tư Vấn GAP Còn Yếu

Đội Ngũ Tư Vấn GAP Còn Yếu
Publish date: Wednesday. May 16th, 2012

Những cán bộ làm công tác tư vấn về sản xuất và quản lý chất lượng nông sản theo tiêu chuẩn GAP cần phải am hiểu những vấn đề về lĩnh vực này, là yêu cầu cao hơn những kiến thức chuyên môn về nông nghiệp thông thường.

Ở ĐBSCL, các điển hình sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) có sản phẩm được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn GAP (VietGAP và GlobalGAP) cũng còn rất hạn chế trong số ít tỉnh thuộc về lĩnh vực cây ăn trái, lúa và rau an toàn.

Những hạn chế này do các nguyên nhân như: Sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP chưa có đầu ra ổn định; chưa có nhãn mác đi song song với sản phẩm được chứng nhận; giá tiêu thụ các sản phẩm GAP còn ngang bằng với các sản phẩm thông thường nên chưa khuyến khích người sản xuất theo GAP; người sản xuất và doanh nghiệp còn chưa nắm vững những quy định, tiêu chuẩn và trình tự đăng ký thực hiện theo tiêu chuẩn GAP. Trong đó, vấn đề tư vấn những kiến thức về GAP góp phần rất quan trọng.

Nhưng hiện nay các tỉnh ở ĐBSCL nói chung chưa có cán bộ chuyên trách, chủ yếu là cán bộ thuộc các sở NNPTNT và Trung tâm Khuyến nông tham gia có tính phong trào, hoạt động kiêm nhiệm, chưa hình thành một hệ thống chuyên môn hóa cao và được đào tạo bài bản.

Những cán bộ làm công tác tư vấn về sản xuất và quản lý chất lượng nông sản theo tiêu chuẩn GAP cần phải am hiểu những vấn đề về lĩnh vực này, là yêu cầu cao hơn những kiến thức chuyên môn về nông nghiệp thông thường. Như vậy, cần thiết phải tổ chức thành hệ thống và đào tạo cán bộ kỹ thuật biết làm công tác tư vấn GAP. Số lượng cán bộ được chọn cử nên từ các nguồn hiện có để hạn chế sự gia tăng biên chế.

Có thể học hỏi kinh nghiệm ở tỉnh Tiền Giang - một trong những tỉnh có sản phẩm nông nghiệp như lúa, rau quả được chứng nhận VietGAP và GlobalGAP nhiều nhất ĐBSCL. Tiền Giang đã hình thành hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ kỹ thuật tư vấn GAP tốt cho tỉnh và cho vùng ĐBSCL. Tỉnh đã đề xuất về công tác tổ chức và hệ thống tư vấn GAP với một mô hình khá khả thi và có thể áp dụng cho các tỉnh khác (hoặc điều chỉnh một ít theo từng tỉnh cho phù hợp). Mô hình này có dạng biểu đồ dòng quá trình như sau:

Sở KHCN hoặc Sở NNPTNT ---> Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng KHCN hoặc Trung tâm Khuyến nông cấp tỉnh ---> Bộ phận tư vấn GAP ---> Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông; UBND, Phòng NNPTNT các huyện --->Tổ hợp tác/HTX, doanh nghiệp và nông dân.

Mô hình này hoặc mô hình tương đương mới được đề xuất và thành lập chưa chính thức ở vài tỉnh như An Giang và Tiền Giang. Hy vọng rằng khi được sự đồng thuận từ các cơ quan chuyên trách của Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT và được tổ chức thống nhất trong cả nước sẽ nhanh chóng giúp cho việc sản xuất và công nhận các sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP ngày một nâng cao về số lượng và chất lượng.

Related news

Hội Nông Dân Phụng Hiệp Xây Dựng Nông Thôn Mới Hội Nông Dân Phụng Hiệp Xây Dựng Nông Thôn Mới

Thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Phụng Hiệp luôn tích cực triển khai các phong trào thi đua, vận động hội viên tham gia hiến đất, đóng góp tiền, ngày công lao động... qua đây, góp phần không nhỏ giúp địa phương thực hiện hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) đã đề ra.

Thursday. October 30th, 2014
Giá Mía Giảm Giá Mía Giảm

Hiện nay, nông dân trên địa bàn tỉnh đang bước vào cao điểm thu hoạch niên vụ mía 2014-2015. Tuy nhiên, việc công ty mía đường ra thông báo giảm giá thu mua trong lúc này khiến ngành chức năng và nông dân đều lo lắng.

Thursday. October 30th, 2014
Biến Đồi Hoang Thành Trang Trại Trù Phú Biến Đồi Hoang Thành Trang Trại Trù Phú

Rồi anh Ánh lo việc trường việc lớp, trăm công nghìn việc ở trang trại đều do chị Ngọc một tay lo toan gánh vác. Mới đầu thì vỡ ruộng cấy lúa, trồng ngô để có cái ăn hàng ngày. Khi đủ lương thực rồi, chị vay ngân hàng để đầu tư phát triển chăn nuôi lợn gà, đào ao thả cá.

Thursday. October 30th, 2014
Dám Nghĩ, Dám Làm, Trở Thành Triệu Phú Dám Nghĩ, Dám Làm, Trở Thành Triệu Phú

Nhờ mạnh dạn xây dựng mô hình trang trại VAC, đầu tư nuôi hàng trăm con lợn nái ngoại và lợn siêu nạc chất lượng cao kết hợp thả cá rô phi đơn tính, mỗi năm gia đình ông Nguyễn Thế Bang ở thôn Động Trạch, xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang (Hải Dương) thu về hơn 400 triệu đồng lãi.

Thursday. October 30th, 2014
Tháo Gỡ Khó Khăn Để Phát Triển Nông Nghiệp Cận Đô Thị Tháo Gỡ Khó Khăn Để Phát Triển Nông Nghiệp Cận Đô Thị

Kinh tế đô thị hiện nay đã làm trầm trọng thêm các khó khăn: Một bộ phận lao động trong nông nghiệp mất đất sản xuất, thiếu công ăn việc làm; một bộ phận dân cư từ nông thôn chuyển về đô thị để làm việc, làm gia tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vấn đề vệ sinh môi trường đô thị cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng...

Thursday. October 30th, 2014