Doanh thu từ quả lê đạt trên 3,5 tỷ đồng

Theo Phòng Kinh tế huyện Bắc Hà, niên vụ lê năm nay, toàn huyện Bắc Hà đã thu hoạch được 198,8 tấn quả lê. Với giá bán trung bình từ 20.000 - 30.000 đồng/kg, người trồng lê có thu nhập khá, mỗi ha cho thu nhập 35 triệu đồng. Doanh thu từ quả lê của huyện Bắc Hà đạt trên 3,5 tỷ đồng.
Lê Tai nung trồng tại Bắc Hà.
Toàn huyện Bắc Hà hiện có 142 ha trồng cây lê, trong đó có 133,4 ha trồng bằng giống lê Tai-nung, diện tích tập trung tại các xã: Tà Chải, Na Hối, Bản Phố, Hoàng Thu Phố, Lầu Thí Ngài, Tả Van Chư, Bản Già, Lùng Cải và thị trấn Bắc Hà. Cùng với cây lê địa phương, những năm qua, cây lê Tai- nung đã góp thêm một sản phẩm nông nghiệp sạch, phục vụ nhu cầu tiêu dùng, khách du lịch khi đến Bắc Hà.
Ngoài sản phẩm lê quả được bà con thu hái bán ở chợ phiên, nhiều khách du lịch đến nghỉ dưỡng tại Bắc Hà rất thích thú khi tham quan các vườn lê, được tự tay hái lê và mua sản phẩm ngay tại nương, vườn của đồng bào. Cùng với nâng cao giá trị thu nhập cho người làm vườn, việc trồng lê ở Bắc Hà góp phần xây dựng sản phẩm du lịch mới - du lịch nông nghiệp công nghệ cao đang được nhiều du khách quan tâm.
Related news

Qua tổng hợp của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, đến cuối năm 2012 diện tích thanh long toàn tỉnh Bình Thuận đạt 19.419 ha; trong 6 tháng đầu năm 2013 nông dân các huyện, thị xã đã trồng mới 717 ha, nâng diện tích thanh long lên 20.136 ha, vượt so với quy hoạch đến năm 2015 là 5.136 ha thanh long.

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 13 cơ sở, vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Trong đó, có 4 cơ sở cây ăn trái, 2 cơ sở rau màu và 7 cơ sở thủy sản. Nông sản đạt chứng nhận GlobalGAP trên cây ăn trái chủ yếu trên bưởi Năm Roi, cam sành, nhãn, chôm chôm, mận, xoài,…

Với giá bán 3.800-6.000 đồng/kg dưa hấu, vụ dưa hấu cuối cùng trong năm của bà con đất cồn (thuộc xã An Thủy - Ba Tri, Bến Tre) được đánh giá là có lãi khá cao. Do đặc thù của vùng đất, từ nhiều năm nay, bà con đất cồn không trồng vụ dưa hấu Tết vì “đụng hàng” với dưa của miền Đông và các tỉnh lân cận.

Sau nhiều năm năng suất tôm trên đất trồng lúa kém hiệu quả, ông Ngô Văn Hùng, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau), sáng tạo bằng cách chia nhỏ vuông tôm để nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến, kết quả năng suất tôm tăng trên 50%, lúa đạt trên 20 giạ/công.

Đến với ong là một sự tình cờ và gắn bó với nó như một cái duyên. Nhưng cái duyên đó đã mang lại thu nhập cao cho gia đình ông Phùng Văn Bắt, thôn Đoàn Kết, xã Hòa Sơn, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn).