Doanh Nghiệp FDI Vẫn Là Điểm Sáng Trong Xuất Khẩu Của Việt Nam

Tin từ Bộ Công thương cho biết, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) tháng 5 ước ước đạt 12,0 tỷ USD, giảm so với tháng 4.
Nguyên nhân của việc suy giảm trên, một phần do chịu ảnh hưởng từ các cuộc bạo loạn của công nhân làm gián đoạn sản xuất của các doanh nghiệp FDI tại một số khu công nghiệp trên địa bàn một số địa phương.
Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn giữ vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng KNXK chung. KNXK nhóm hàng này tăng trưởng khoảng 17,6% so với cùng kỳ, trong khi đó nhóm hàng nông sản, thủy sản tăng 12,7% và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm 3,5%.
Khu vực FDI tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng xuất khẩu. KNXK 5 tháng đầu năm 2014 của cả nước ước đạt 58,5 tỷ USD, tăng thêm 7,8 tỷ USD so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch của khu vực FDI (không kể dầu thô) ước đạt 36,39 tỷ USD, tăng khoảng 5,7 tỷ USD (đóng góp khoảng 73% kim ngạch tăng thêm).
Các mặt hàng có kim ngạch lớn và có tốc độ tăng trưởng cao đều do sự đóng góp chủ yếu của các doanh nghiệp FDI gồm: điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính linh kiện và điện tử, giầy dép, hàng dệt may, máy ảnh.
Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 5 tháng năm 2014 của khu vực FDI là 11,4% cao hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu chung (9,6%) của cả nước, do các mặt hàng chủ lực của khu vực này chủ yếu là gia công, lắp ráp, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Nhập khẩu của cả nước ước đạt gần 56,9 tỷ USD, tăng 4,97 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhập khẩu của khu vực FDI đạt gần 32,6 tỷ USD, tăng 3,34 tỷ USD.
Kim ngạch nhập khẩu (KNNK) nhóm hàng cần cho sản xuất, tiêu dùng trong nước cũng như các mặt hàng nhập khẩu phục vụ gia công, xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng 88,6% tổng KNNK. Nhiều nhóm hàng nguyên liệu được đẩy mạnh lượng nhập khẩu khi giá nhập khẩu có xu hướng giảm. Nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu được kiểm soát tốt.
Tuy nhiên, KNNK một số nhóm hàng như điện thoại di động, ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ cũng có mức tăng khá cao so với cùng kỳ.
Related news

Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đem về hàng tỷ USD mỗi năm nhưng hiện nay điều bất ổn là không ít DN thủy sản vẫn thường xuyên phải nhập khẩu nguyên liệu phục vụ chế biến. Tình trạng này vừa khiến DN bị động vừa có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, sự linh hoạt được coi là ưu điểm quan trọng sẽ giúp khối doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tận dụng cơ hội tại sân chơi mới TPP.

Hội nhập càng sâu với thế giới, hàng Việt càng nguy cơ bị cạnh tranh nhiều, nhưng công cụ phòng vệ thương mại vẫn ít được doanh nghiệp dùng.

Để nắm bắt thời cơ hội nhập quốc tế, khởi nghiệp không chỉ là chuyện của cộng đồng doanh nghiệp, mà còn là chuyện chung của cả xã hội.

Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh đã quan tâm nghiên cứu, đưa vào ứng dụng các đề tài, dự án, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là mang lại cuộc sống mới cho người dân nông thôn.