Định Hướng Xây Dựng Và Phát Triển Thương Hiệu Mủ Trôm Tuy Phong

Sở Khoa học và Công nghệ vừa phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật, UBND huyện Tuy Phong tổ chức hội thảo “Định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu mủ trôm Tuy Phong.”
Qua đó, nhằm khẳng định giá trị của cây trôm, sản phẩm mủ từ cây trôm trong đời sống và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu cho mủ cây trôm Tuy Phong.
Đến nay, diện tích trồng trôm trên địa bàn tỉnh khoảng 400 ha, chủ yếu tập trung tại huyện Tuy Phong với khoảng 362 ha, chiếm hơn 90% diện tích trồng trôm toàn tỉnh. Trong đó, diện tích cho thu hoạch khoảng 200 ha, năng suất bình quân 1,8 tạ mủ khô/ha.
Tại hội thảo, các ý kiến thảo luận nhấn mạnh, để tiếp tục đưa cây trôm trở thành cây trồng lợi thế của địa phương, cần xác định vùng cần đầu tư, hình thành vùng chuyên canh. Bên cạnh đó, xây dựng quy trình kỹ thuật trồng, khai thác hợp lý; xây dựng thương hiệu mủ trôm Tuy Phong, gắn với tăng cường quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ mủ trôm. Đồng thời tổ chức nghiên cứu, đa dạng hóa sản phẩm từ cây trôm, mủ trôm...
Related news

Cá rô phi là loài cá phổ biến, ở đâu cũng nuôi được. Tuy nguồn gốc của nó là từ châu Phi nhưng tới nay đã có hơn 100 nước trên thế giới nuôi rô phi.

Đối với người làm vườn của tỉnh Bến Tre, trong vườn nhà mình ai cũng phải dành một phần đất để trồng dăm ba chục gốc dừa. Có lúc giá dừa cao ngất ngưỡng, có khi sụt giảm, đời sống người trồng dừa cũng chịu cảnh thăng trầm. Tuy nhiên, niềm tin với cây dừa của người quê dừa, lúc nào cũng thủy chung. Nhân Festival Dừa, tôi có dịp gặp hai người nông dân được cho là ông “Vua dừa” của địa phương, và hơn hết, họ luôn dành một “tình yêu” mãnh liệt cho cây dừa.

Tại miền Nam nước ta, khoai lang có thể trồng quanh năm (nếu đủ nước), nhưng cây chỉ cho năng suất tối đa nếu trồng đúng thời vụ, thích hợp nhất là trồng vào tháng 5 - 6 dương lịch hay tháng 11 - 12 (sau mùa lúa)

Là một giáo viên đến tuổi nghỉ hưu, nhưng ông Hà Thế Song, xóm Co Lương, xã Vạn Mai (Mai Châu - Hòa Bình) vẫn không cho phép mình nghỉ ngơi, an hưởng. Với suy nghĩ còn sức khỏe còn phải lao động để đem lại nguồn thu nhập cho gia đình và là niềm vui trong cuộc sống.

Vài tháng trở lại đây, hàng trăm ngư dân ở xã Lộc Bình (huyện Phú Lộc, tỉnh TT - Huế) phải bỏ nghề đầm phá, phiêu tán nhiều nơi do cửa Tư Dung bị bồi lấp, nguồn nước bị ngọt hóa, thủy sản chết hàng loạt.