Dinh Dưỡng Tốt Cho Chè Cao Sản
Hiện nay ở nước ta đang trồng chủ yếu một số loại giống chè cành cao sản như: Giống TB14, LĐ97, LDP1, LDP2, PH1…
Tại Lâm Đồng, chè được trồng chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8 (tốt nhất trồng trong tháng 6). Nhiệt độ 18 - 25 độ C, độ ẩm không khí 80 - 85% và lượng mưa hàng năm từ 1.500 - 2.000mm thích hợp nhất cho chè phát triển.
Đất trồng chè yêu cầu phải tơi xốp, tầng đất dày trên 0,8m, không có đá và gốc cây to, được phơi ải, sạch cỏ dại. Cày sâu lật đất 35 – 40cm hoặc cuốc lật toàn bộ.
Năng suất thu hoạch của cây chè là búp và lá non, mỗi ha chè cành thu hoạch bình quân giai đoạn kinh doanh từ 18 - 20 tấn/ha, vì vậy lượng dinh dưỡng cây lấy đi của đất khá nhiều, nếu không bổ sung đầy đủ cây chè sẽ sinh trưởng kém, năng suất giảm.
Bón lót trước khi trồng 20 - 30 ngày, bà con nên bón từ 18 - 20 tấn hữu cơ chuồng hoai (đất xấu bón nhiều hơn) và 1.000kg lân/ha (dùng lân nung chảy hoặc super lân). Đối với các loại phân hữu cơ lượng phân bón lót từ 4,5 - 5 tấn/ha.
Sau khi bón tiến hành đảo phân lấp hố cách mặt đất 7 - 10cm. Tùy điều kiện đất đai, chế độ chăm sóc có thể trồng theo các khoảng cách: 1,5m x 0,8m, mật độ 8.333 cây/ha hoặc 1,4 x 0,8m, mật độ 8.928 cây/ha. Cuốc hố: 30 x 30 x 30cm hoặc rạch theo hàng đã được thiết kế, sâu 25 - 30cm để trồng.
Bón phân chè trồng mới: Sau khi trồng, bón nhử 69kg N + 50kg K2O/ha, tương đương với lượng phân thương phẩm là 150kg urê + 83kg KCL chia làm 10 lần bón (trung bình 15 ngày bón một lần). Khi bón nhử, phải bón cách gốc hơn 10cm.
Bón phân cho chè kiến thiết cơ bản: (Tính theo kg/ha).
Với chè mới trồng hoặc kiến thiết cơ bản phải bón cách xa gốc hơn 10cm.
Nguồn bài viết: http://danviet.vn/cam-nang-nha-nong/dinh-duong-tot-cho-che-cao-san-495780.html
Related news
Trong khi rất nhiều hộ thất bại trong chăn nuôi thì vợ chồng chị Nguyễn Thị Dung và anh Trần Minh Long ở thôn ức Vinh, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil không chỉ đứng vững mà còn vươn lên làm giàu nhờ nuôi gà siêu trứng.
Nhằm đánh giá mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Vừa qua, Trung tâm Thủy sản (TTTS) Long An đã phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Cần Đước và Uỷ ban nhân dân xã Tân Chánh, Tân Ân tổ chức hội thảo tổng kết mô hình trình diễn “Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng sinh học” tại nhà ông Huỳnh Bảo Quốc, xã Tân Ân, huyện Cần Đước.
Đến nay, các huyện vùng Đồng Tháp Mười trong tỉnh Long An đã gieo sạ trên 177.300ha lúa Hè Thu. Hiện nay, dịch bệnh trên lúa đang diễn biến phức tạp, nhất là bệnh rầy nâu, đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ,... tập trung chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh.
Giá bán sản phẩm không ổn định, việc tiếp cận về khoa học kỹ thuật, rồi nguồn vốn từ các ngân hàng còn hạn chế… là những vướng mắc mà nông dân Chư Jút vẫn gặp phải. Một trong những nguyên nhân là sự liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà” gồm Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông là rất cần thiết, nhưng trên thực tế vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập.
Giữa tháng Sáu trời nóng nực, nhiều thửa ruộng che phủ vải trắng, lưới nilon ở các vùng sản xuất rau màu tập trung của huyện Gia Lộc nhất là vùng ven thành phố của tỉnh Hải Dương gieo trồng cần tây, tỏi tây, rau mùi… trái vụ vẫn xanh non mơn mởn.