Thừa Thiên - Huế Thả Cả Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Vùng Đầm Phá Tam Giang - Cầu Hai
Ngày 14-10, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với chính quyền các xã Vinh Giang, Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) cùng Chi hội nghề cá Giang Xuân (xã Vinh Giang), Chi hội nghề cá Vinh Hiền (xã Vinh Hiền) tổ chức Lễ phát động tái tạo nguồn lợi thủy sản và thả cá giống ở khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ kế hoạch tái tạo nguồn lợi thủy sản vùng nước nội địa - đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tăng cường tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là nguồn thủy sản giống, tôm cá con trong năm 2014. Qua đó, nhằm tăng khả năng tái tạo nguồn thủy sản trong tự nhiên, nâng cao ý thức của người dân đối với việc khai thác nguồn lợi thủy hải sản một cách phù hợp.
Tại buổi lễ, các đơn vị nói trên đã thả 12 nghìn con cá Dìa giống (cỡ 3-5cm) xuống các khu bảo vệ thủy sản thuộc hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai; trong đó, tại Khu bảo vệ thủy sản Đập Tây - Chùa Ma (xã Vinh Giang) được thả 6.000 con và Khu bảo vệ thủy sản Hà Nã (xã Vinh Hiền) thả 6.000 con.
Dịp này, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng sẽ tiến hành thả thêm 6.000 con cá Dìa tại Khu bảo vệ thủy sản Cồn Giá, xã Vinh Hà (huyện Phú Vang).
Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, từ đầu năm đến nay 2014, Chi cục đã thả ra đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 18 nghìn con cá Dìa và 180 nghìn con tôm sú giống. Với số lượng tôm, cá giống được thả nhiều như vậy, hy vọng bà con ngư dân ở khu vực đầm phá sẽ có những mùa bội thu tôm, cá.
Theo ông Bình, việc thả tôm, cá giống tại các khu bảo vệ thủy sản sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho ngư dân trong vùng. Đặc biệt, thông qua hoạt động của các chi hội nghề cá, ngư dân sẽ có ý thức cao trong việc bảo vệ và tái tạo tốt hơn nguồn lợi thủy sản. Các ban, ngành chức năng và chính quyền địa phương cũng đã phối hợp đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật đánh bắt khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở khu vực bãi giống, bãi đẻ, tạo môi trường thuận lợi để phát triển các chủng loại thủy sản khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
Sau hơn bốn năm thí điểm thành lập khu bảo vệ thủy sản đầu tiên, đến nay, tại Thừa Thiên - Huế đã có 10 khu bảo vệ thủy sản với tổng diện tích bảo vệ nghiêm ngặt hơn 300ha mặt nước đầm phá. Bên cạnh các hoạt động bảo vệ, xử lý nghiêm tình trạng khai thác trái phép; nhiều biện pháp phục hồi sinh thái, nguồn lợi thủy sản cũng đã được ngành chức năng áp dụng như: thả rạn nhân tạo làm nơi trú ẩn cho các loài thủy sản, tổ chức thả cá tái tạo nguồn lợi, tổ chức trồng và bảo vệ các loại cây bản địa quanh khu vực.
Trong năm 2014, ngoài việc thả cá tái tạo nguồn lợi, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh đã tiến hành thành lập thêm hai khu bảo vệ thủy sản mới là Hà Nã, xã Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) và Cồn Sầy, xã Hương Phong (thị xã Hương Trà); xây dựng thêm 70 rạn nhân tạo, phục hồi sinh cảnh; đồng thời kêu gọi các nhà tài trợ, các tổ chức nghiên cứu và triển khai công tác bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên đầm phá.
Related news
Người dân ở khu vực cầu La Ngà (huyện Định Quán) quen gọi anh Lê Hoàng Tuấn là Tuấn “cá bống” vì anh có hơn 20 năm chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp cá bống giống và thu mua cá thương phẩm.
Ông Nguyễn Văn Thông - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Nông cho biết: “Theo thống kê từ năm 2011 đến nay, tổng diện tích lúa liên kết với doanh nghiệp trên 17.000ha, sản lượng tiêu thụ trên 71.000 tấn.
Trong những ngày này, không khí lao động sản xuất vụ Đông của bà con nông dân huyện Vị Xuyên diễn ra hết sức sôi động. Trên khắp các cánh đồng vụ Đông, nông dân hăng hái làm đất, gieo cấy các loại cây trồng phù hợp và kinh tế, từ đó nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích.
Trong những năm qua, nền kinh tế của xã Hữu Vinh (Yên Minh) luôn đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần; sự sung túc, no ấm đang hiện hữu trước vùng quê nơi đây. Đó là kết quả của đường lối đúng đắn, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế hộ đang tạo ra sự thay đổi lớn trong đời sống người dân nơi đây.
Bên cạnh đó, tỉnh ta có nhiều giống vật nuôi bản địa quý hiếm thích nghi tốt với điều kiện vùng cao, khí hậu khắc nghiệt và có giá trị kinh tế cao như bò vàng vùng cao, lợn đen Lũng Pù, gà đen... đây cũng chính là những giống vật nuôi thế mạnh của tỉnh.