Điều kiện vay vốn quá khắt khe

Song hiện nay, không chỉ hộ nông dân mà ngay cả doanh nghiệp (DN) khi đầu tư vào lĩnh vực này cũng gặp trở ngại khi tiếp cận các nguồn vốn vay vì điều kiện cho vay quá khắt khe.
Đơn cử, để đầu tư 1 trang trại nuôi gà 10.000 con phải cần ít nhất 20 tỷ đồng. Thế nhưng theo như chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông thôn của Chính phủ cũng chỉ được cho vay tối đa 3 tỷ đồng. Đã vậy còn khó thế chấp vì tài sản là chuồng trại nuôi heo, gà không được đưa vào làm tài sản đảm bảo.
Thiếu vốn đầu tư, không ít DN nhỏ chuyển sang chăn nuôi gia công cho các tập đoàn nước ngoài như CP, Japfa, Cargill.... Những tập đoàn này tổ chức bao tiêu từ khâu con giống, thức ăn, thuốc thú y, quy trình chăm sóc cho đến sản phẩm xuất chuồng nên người chăn nuôi hạn chế được thấp nhất rủi ro thua lỗ, phá sản do dịch bệnh gây ra.
Bà Lê Thị Xuân Hải- Giám đốc quản lý trang trại gà của Công ty Hùng Nhơn (xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) cho biết để được tham gia nuôi gia công cho nước ngoài, DN cần phải đầu tư trang trại quy mô lớn cả chục tỷ, thậm chí cả trăm tỷ đồng. Nhưng thực tế không phải ai cũng đều sẵn có nguồn lực nên nhu cầu đi vay ngân hàng là rất cao. Theo Hội Nông dân huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), trong một vài năm trở lại đây, nhu cầu vay vốn để tăng quy mô đàn lên 500 con, thậm chí 1.000 con heo/trại của nhiều hộ nông dân trên địa bàn tăng cao.
UBND tỉnh Bình Phước cũng vừa họp bàn về vấn đề thí điểm đầu tư xây dựng 10 trang trại nuôi heo tập trung quy mô lớn với tổng nguồn vốn dự kiến trên 1.500 tỷ đồng. Lãnh đạo tỉnh và các đơn vị tham gia cũng thống nhất, sau khi thí điểm thành công sẽ nhân rộng mô hình này trên toàn tỉnh.
Nhưng khi tiếp cận nguồn vốn tại các ngân hàng thường vướng vào điều kiện tài sản thế chấp. Bởi phần lớn nhà cửa, ruộng vườn của người dân một phần chưa có sổ, một phần cũng đã được thế chấp để vay trồng trọt, chăn nuôi nên phải thông qua các tổ, hội nông dân để vay. Song số tiền vay được rất ít, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu. Ngoài ra nhiều hộ gia đình, DN còn ngại làm trang trại quy mô lớn khi vướng quy hoạch rồi các quy chuẩn kỹ thuật bảo vệ môi trường, xử lý nguồn nước thải quá khắt khe và tốn kém.
Related news

Để hạn chế sâu bệnh hại chè, bên cạnh sử dụng thuốc BVTV, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp chăm sóc. Trong ảnh: Xã viên HTX Chè Tân Hương (xã Phúc Xuân, T.P Thái Nguyên) bón phân chuồng cho cây chè.

Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) cải tạo đất trống, vườn tạp trồng hoa màu mang lại hiệu quả cao.

Đến nay, tổng diện tích cà phê toàn tỉnh Gia Lai là 79.122 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh 76.523 ha. Cây cà phê được trồng chủ yếu ở: Ia Grai, Đak Đoa, Chư Prông, Chư Sê, Chư Pah, Chư Pưh, Mang Yang, Đức Cơ, Kbang và TP. Pleiku. Khoảng 3/4 diện tích cà phê hiện có trên địa bàn được trồng từ thời kỳ 1995-2000, trong đó nhiều diện tích đã được 20 năm tuổi.

Theo Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh, 6 tháng qua, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, cây nhãn có dấu hiệu hồi phục, những vườn nhãn được đầu tư chăm sóc, thực hiện đúng quy trình của Cục Bảo vệ thực vật thì tỷ lệ bệnh thấp hơn 15%.

Tôm nước lợ là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, trước những thách thức nội tại của ngành và yêu cầu của thị trường, chỉ có cách nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu theo hướng tăng giá trị gia tăng.