Diện Tích Trồng Mới Cao Su Toàn Tỉnh Mới Đạt 18,9% Kế Hoạch Năm 2014

Sáng ngày 29 - 7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức giao ban đánh giá công tác triển khai thực hiện kế hoạch trồng mới cao su năm 2014.
Đến thời điểm hiện nay, khi chỉ còn 1 tháng nữa là kết thúc vụ trồng cao su năm 2014 nhưng toàn tỉnh mới trồng được 281,3 ha/1.500 ha cao su, đạt 18,9% kế hoạch. Hầu hết các địa phương, đơn vị trồng cao su đều đạt tỷ lệ rất thấp như: Như Xuân (3,5%), Thường Xuân (4,9%), Thọ Xuân (13,3%)... đáng chú ý có một số đơn vị chưa triển khai trồng cao su như huyện Thạch Thành, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Chàng.
Bên cạnh những diễn biến thất thường của thời tiết thì nguyên nhân diện tích trồng đạt thấp là do giá mủ cao su thời điểm hiện tại xuống thấp, ảnh hưởng đến tâm lý người trồng cao su, đồng thời công tác chỉ đạo của các địa phương chưa thực sự sâu sát, có chiều hướng buông lỏng đối với loại cây trồng này.
Xác định cao su là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao và lâu dài, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo các địa phương rà soát lại diện tích trồng cao su, chỉ đạo lựa chọn đất đã quy hoạch, có lợi thế, phù hợp với cây cao su; đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực trồng mới, chăm sóc, nghiêm cấm việc chặt phá diện tích cao su đã trồng; chuẩn bị tốt giống cao su cho vụ thu 2014.
Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của tỉnh, huyện để tạo nguồn vốn bổ sung cho nhân dân đầu tư phát triển cây cao su; bên cạnh đó hướng dẫn bà con áp dụng các mô hình luân canh, xen canh để tăng thu nhập. Toàn tỉnh phấn đấu hoàn thành trồng cao su trước ngày 30-9.
Related news

Duy trì mô hình chăn nuôi bò sinh sản tại xã Hồng Trị (Bảo Lạc) với kinh phí trên 500 triệu đồng, 65 hộ tham gia; hỗ trợ 44 hộ dân xã Cần Yên (Thông Nông) mỗi hộ 2 triệu đồng di dời chuồng trại và nhà tiêu ra khỏi gầm sàn nhà ở; lắp đặt 6 hầm bể khí biogas bằng nhựa coimposite, kinh phí trên 60 triệu đồng tại huyện Hạ Lang...

Những năm gần đây, nghề trồng hoa kiểng tại xã Bình Thạnh (huyện Cao Lãnh) phát triển mạnh và thu hút nhiều hộ tham gia. Để liên kết các hộ trồng hoa kiểng và từng bước đưa nghề trồng kiểng của địa phương phát triển bền vững, tháng 2/2014, Hội Nông dân xã cho ra đời Chi hội trồng hoa kiểng.

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương đồng chí Hà Văn Thái, Bí thư Đảng ủy xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn cho biết: “Nếu tính về hiệu quả chăn nuôi, bây giờ nuôi bò là phổ biến hơn và dễ làm, được nhiều hộ tham gia. Khác với trước đây nuôi thả, tận dụng thức ăn tự nhiên, giờ chăn nuôi theo hình thức bán thâm canh, vừa kết hợp chăn thả vừa cho ăn thức ăn tinh, cỏ trồng, giống chủ yếu bò lai, bán bò giống, bò thịt”.

Theo Quyết định số 750/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, mục tiêu phát triển diện tích cây cao su của Việt Nam đến năm 2015 là 800.000ha và giữ diện tích ổn định ở mức này.

Từ kết quả trên, xã Nga Tiến tiếp tục cải tạo 34 ha cói kém hiệu quả sang trồng lúa. Để hỗ trợ nông dân trong vùng chuyển đổi diện tích trồng cói kém hiệu quả, UBND huyện Nga Sơn tiếp tục cơ chế hỗ trợ về giống lúa, khoa học sản xuất thâm canh cây lúa và đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ tốt cho yêu cầu sản xuất.