Diêm Dân Ít Hưởng Ứng Mô Hình Muối Trải Bạt

Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới cam kết tạo điều kiện giúp nông dân trồng hoa tại TP Sa Đéc được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi...
Nhiều diêm dân trên địa bàn tỉnh cho biết, hiện nay việc tiêu thụ muối trải bạt vẫn đang gặp nhiều khó khăn do ít có thương lái thu mua, giá muối trải bạt không chênh lệch nhiều so với muối thường. Giá muối trải bạt thời điểm này là 900 đồng/kg, muối thô chỉ còn 750 đồng/kg, giảm gần 500 đồng so với niên vụ trước.
Theo bà con diêm dân, bình quân 1ha muối trải bạt sẽ cho sản lượng khoảng 130 tấn/vụ, cao gấp đôi so với muối thường, nhưng diêm dân phải đầu tư từ 70-80 triệu đồng/1ha và 3 năm phải thay bạt một lần. Do chưa có đầu ra ổn định vì trong tỉnh có rất ít DN thu mua muối nên sản phẩm làm ra còn tồn đọng nhiều và giá bán rớt xuống thấp, nên nhiều hộ diêm dân chưa mạnh dạn đầu tư để phát triển mô hình muối trải bạt này.
Theo thống kê của Sở NN-PTNT, đến thời điểm này, toàn tỉnh mới phát triển được 25ha muối trải bạt trên tổng số 900ha sản xuất muối của tỉnh. Để tăng năng suất và chất lượng, Sở NN-PTNT khuyến khích diêm dân phát triển sản xuất muối công nghiệp; triển khai đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế biến và lưu thông muối trên địa bàn tỉnh; xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất muối sạch, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Related news

Thời gian qua, nhiều người nông dân (ND) ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bỏ công nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều loại nông sản “độc”, lạ để bán trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, những “nhà khoa học chân đất” này đã gặp không ít trở ngại về bản quyền.

Tại hội thảo, một số nhà khoa học đánh giá cao dự án phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên song cho rằng cần phải hết sức “bình tĩnh” khi phát triển loại cây này. Theo giáo sư Hoàng Hòe, người đầu tiên đề xuất trồng cây mắc ca, thế giới đã phát triển cây mắc ca trong 50 năm qua với 10 nước tham gia nhưng đến nay, diện tích chỉ đạt khoảng 80.000 ha.

Những ngày cuối năm, nông dân làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP. Hội An, Quảng Nam) tất bật chăm bón rau màu chuẩn bị thu hoạch cung ứng cho thị trường vào dịp tết. Trung bình mỗi ngày làng rau này xuất bán 2 tấn rau các loại cho các chợ và siêu thị lớn tại miền Trung.

Bộ NNPTNT và ngành chức năng đã chính thức cho phép đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2015. Đây là cơ hội mới cho ngành nông nghiệp, nông dân tăng sản lượng, hạn chế sâu bệnh trên các cây trồng, đặc biệt là ngô. Từ số báo này, trên số ra thứ 5 hàng tuần, Báo NTNN mở chuyên mục “Nông dân với cây trồng biến đối gen” nhằm cung cấp mọi khía cạnh về loại cây này đến với bạn đọc, bà con nông dân.

“Đa phần nông dân vùng ven Tuy Hòa này đều trông vào mấy chậu hoa để kiếm chút tết. Đất đai ngày càng hiếm. Nhu cầu cất nhà nhiều quá, đẩy giá đất lên, nhiều bà con cứ cắt đất sản xuất để bán ăn dần. Thành ra nông dân “tay không”, phải đi thuê đất trồng hoa, làm chỉ có huề vốn. Vì vậy, thấy đất bằng mà bỏ không nhiều năm, bà con đánh liều rủ nhau… làm đại!” - bà Thái Thị An ở khu phố Ninh Tịnh 5, phường 9, cho hay.