Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dịch vụ tư vấn nông nghiệp hiếm hoi như lá mùa thu

Dịch vụ tư vấn nông nghiệp hiếm hoi như lá mùa thu
Publish date: Thursday. October 1st, 2015

Câu hỏi rất nhiều, nhưng dịch vụ tư vấn nông nghiệp - đóng vai trò người tư vấn, trả lời, hiếm hoi như lá mùa thu.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên NTNN trao đổi với TS Nguyễn Đăng Nghĩa  - nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu dất, phân bón và môi trường phía Nam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp nhiệt đới.

Ông đánh giá thế nào về nhu cầu của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp về tư vấn nông nghiệp? Thực trạng dịch vụ tư vấn nông nghiệp hiện nay ra sao?

 - Nhu cầu về tư vấn nông nghiệp rất lớn và thực sự cần thiết. Mỗi ngày tôi nhận vài chục cuộc điện thoại từ người dân thắc mắc về các cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp, có lợi nhất. Rồi các doanh nghiệp trong nước đều muốn có được hướng đi đúng đắn trong sản xuất nông nghiệp. Tất cả đều thực sự cần.

 

Một trại chăn nuôi bò sữa quy mô lớn ở huyện Ba Vì, Hà Nội.

Các công ty, tổ chức nước ngoài khi muốn đầu tư vào Việt Nam, luôn muốn tìm một tổ chức để có được nguồn thông tin chính xác, đầy đủ.

Bởi khi đầu tư số tiền lớn phải nắm vững thông tin, phải biết mình biết ta thì mới làm được. Đây là yếu tố tiên quyết để họ quyết định đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam hay không.

Tuy nhiên phần lớn họ gặp không ít khó khăn khi vấp phải những khó khăn về thu thập thông tin, pháp lý, thủ tục rồi từ luật cho tới cơ quan nhà nước nên không có được cái mình cần.

Chính vì vậy, dịch vụ tư vấn nông nghiệp ở Việt Nam chưa thực sự phát triển dù đã có một số nơi đi vào hoạt động.

Thực tế đã có một số tổ chức nước ngoài hay các viện, sở hoặc thậm chí các trường đại học đã và đang cung cấp dịch vụ tư vấn nông nghiệp. Ông đánh giá thế nào về hoạt động này?

 "Phải minh bạch, phải rõ ràng thì mới hoạt động tốt. Nhiều nơi tư vấn không tốt, không đủ thông tin vẫn lấy tiền người ta. Rồi người đi tư vấn lại không được trung tâm trả tiền hoặc trả lấy lệ”... TS Nguyễn Đăng Nghĩa

- Điều này tôi cũng biết. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là hiệu quả. Nếu các cơ quan trong nước mở ra dịch vụ này thường ít tính đến chuyện kinh phí, từ đó hoạt động hời hợt, thiếu thông tin.

Nông dân, doanh nghiệp chưa thể có được cái họ cần. Còn đa số trung tâm tư vấn do nước ngoài thành lập đều tư vấn để bán sản phẩm, bán dịch vụ của họ.

Chúng ta không thể kỳ vọng vào họ.

Người dân, các tổ chức và doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận bỏ tiền ra để có được thông tin đáp ứng nhu cầu của họ. Họ không tiếc tiền, chỉ có điều ta chưa có nhiều trung tâm để đáp ứng, hay nói thẳng ra là cung còn quá ít, quá thấp so với cầu.

Theo ông, một trung tâm tư vấn nông nghiệp hoạt động tốt cần những gì?

- Đã là dịch vụ phải nói tới hiệu quả, để cho hai bên đều có lợi.

Có hiện trạng nhiều trung tâm tư vấn thành lập hàng loạt nhưng rồi chết yểu, không hoạt động được. Tư vấn mà không có lợi ích cho người mua dịch vụ thì cũng chết sớm.

Chính vì thế các trung tâm tư vấn nông nghiệp phải có chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm, có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực tư vấn sẵn sàng phục vụ các nhu cầu.

Quan trọng nữa là ở cơ chế. Nếu cơ chế của trung tâm không rõ ràng, rất khó để thành công.

Phải minh bạch, phải rõ ràng thì mới hoạt động tốt. Nhiều nơi tư vấn không tốt, không đủ thông tin vẫn lấy tiền người ta. Rồi người đi tư vấn lại không được trung tâm trả tiền hoặc trả lấy lệ.

Bên cạnh đó, còn phải tính đến lợi nhuận trong kinh doanh.

Với người nông dân hỏi vài ba câu hỏi thì có thể miễn phí, nhưng nếu phải đi đến tận nơi để khảo sát, làm nghiên cứu dự án… thì cần có hợp đồng, có thù lao rõ ràng. Cái này cần thiết để duy trì và phát triển dịch vụ cũng như trả công xứng đáng cho các nhà khoa học.

Xin cảm ơn ông!

Đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp bền vững

Tại TP.Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp nhiệt đới vừa chính thức ra mắt. Đây là một trong các mô hình đầu tiên ở Việt Nam về dịch vụ tư vấn nông nghiệp có quy mô quốc tế.

Các lĩnh vực hoạt động chính của trung tâm bao gồm khoa học đất, sản phẩm nông nghiệp, dinh dưỡng cây trồng, chọn tạo giống cây trồng, nghiên cứu phát triển cây trồng mới, phát triển bền vững, sinh thái hệ cây trồng…

TS Trần Đăng Nghĩa - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp nhiệt đới cho biết, bên cạnh việc thực hiện các đề tài nghiên cứu, trung tâm sẽ thực hiện tư vấn kỹ thuật cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước trên các lĩnh vực liên quan đến sản xuất nông nghiệp.

Đồng thời, thực hiện các chương trình sản xuất thử nghiệm, giúp doanh nghiệp thực hiện kinh doanh nông nghiệp có hiệu quả trên cơ sở khoa học.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế nông nghiệp.

Trong bối cảnh ngành NNPTNT đang đẩy mạnh phát triển tái cơ cấu theo hướng phát triển bền vững và các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và đang ký kết sẽ có những tác động không nhỏ tới ngành nông nghiệp trong nước

Việc ra mắt trung tâm này sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu ngày càng cao về phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng hiện nay.


Related news

Đồng Nai Cung Cấp Hơn 2,4 Triệu Con Heo/năm Đồng Nai Cung Cấp Hơn 2,4 Triệu Con Heo/năm

Theo tin từ Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh trên 2,4 triệu con heo/năm. Trong đó, các trang trại và người chăn nuôi nhỏ lẻ cung cấp hơn 1,9 triệu con, doanh nghiệp Nhà nước gần 60 ngàn con, còn lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm tỷ trọng xấp xỉ 20%).

Tuesday. March 18th, 2014
Mô Hình Thâm Canh Sắn Bền Vững “Mũi Tên” Trúng Hai Đích Mô Hình Thâm Canh Sắn Bền Vững “Mũi Tên” Trúng Hai Đích

Hiện nay, diện tích cây sắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đạt trên 9.000 ha, năng suất bình quân khoảng 25 tấn/ha. Sắn đang là một trong những cây trồng mang lại nguồn thu nhập khá cho người dân vùng cao, vùng nông thôn. Vì vậy, việc canh tác sắn theo phương thức bền vững, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên đang trở thành vấn đề đáng quan tâm.

Tuesday. March 18th, 2014
Hồ Tiêu Việt Nam Tiếp Tục Giữ Vị Trí Hàng Đầu Thế Giới Hồ Tiêu Việt Nam Tiếp Tục Giữ Vị Trí Hàng Đầu Thế Giới

Năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu trên 134.000 tấn tiêu, thu về gần 900 triệu USD. Đây là giá trị cao nhất trong lịch sử ngành hồ tiêu Việt Nam từ trước đến nay. Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) dự báo, sản lượng của vụ mùa tiêu năm 2014 này của cả nước tăng không nhiều. Nhưng do nguồn cung tiêu trên thế giới sụt giảm nên giá tiêu xuất khẩu sẽ tiếp tục đứng ở mức cao.

Friday. February 21st, 2014
Nhãn Ido Cây Trồng Triển Vọng Ở Cù Lao Tân Phong (Tiền Giang) Nhãn Ido Cây Trồng Triển Vọng Ở Cù Lao Tân Phong (Tiền Giang)

Những năm gần đây, khi hiệu quả kinh tế của cây nhãn tiêu Huế bị ảnh hưởng vì bệnh “chổi rồng”, nhiều nhà vườn ở xã Tân Phong, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã mở rộng diện tích trồng nhãn Ido (một giống nhãn Thái Lan) vì năng suất cao, đầu ra ổn định và kháng sâu bệnh tốt.

Tuesday. March 18th, 2014
Việt Nam Nhập Khẩu Hàng Ngàn Con Trâu Từ Úc Việt Nam Nhập Khẩu Hàng Ngàn Con Trâu Từ Úc

Bộ trưởng Công nghiệp ưu tiên Úc - ông Willem Westra Van Holthe cho biết, Bắc Úc hiện là nguồn xuất khẩu trâu duy nhất ở nước này và nhà chức trách bang rất nỗ lực xây dựng mối quan hệ với các đối tác phía Bắc để thúc đẩy kinh doanh.

Friday. February 21st, 2014