Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Ngô 3 Trong 1 Vụ Mùa - Cách Làm Hay Ở Xín Mần

Cây Ngô 3 Trong 1 Vụ Mùa - Cách Làm Hay Ở Xín Mần
Publish date: Saturday. October 11th, 2014

Thu hoạch xong hơn 2.000 ha ngô vụ Mùa, trồng kế tiếp thêm 818 ha ngô vụ Mùa tiếp theo, và rồi lại tiếp tục trồng thêm 1 vụ thứ 3 “trong 1 vụ Mùa” ! Đâu là cách làm...?

Kết quả thu hoach ngô vụ Mùa trồng từ sau ngày 15.4 đến đầu tháng 5 ở Xín Mần là 2.147,5 ha, đến nay đã cho thu hoạch xong. Năng suất bình quân đạt gần 31 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 6.300 tấn. Đợt ngô được trồng tiếp ngay sau thu hoạch ngô Mùa chính vụ được nhân dân thực hiện từ ngày 30.7 đến khoảng mồng 10.8, là 818,7 ha. Diện tích này chủ yếu được trồng trên nương và tận dụng đất trồng ngô đã thu hoạch trước đó.

Khảo sát, đánh giá sơ bộ toàn bộ diện tích trên 818 ha ngô phát triển rất tốt, không có sâu bệnh và có khả năng cho năng suất cao. Thời điểm hiện tại, toàn bộ 818,7 ha ngô trồng lần thứ 2 trong vụ Mùa muộn đang trong thời kỳ vào sữa, thời tiết khá thuận lợi, đồng bào Xín Mần rất phấn khởi có thêm 1 vụ ngô được trồng rải vụ trong năm sắp cho thu hoạch.

Không dừng lại ở đó, Xín Mần còn có 1 đợt ngô được cho là “ngô Thu - đông” được trồng kế tiếp trên đất nương đồi bắt đầu gieo hạt từ ngày 15.8 đến đầu tháng 9 dương lịch là 544,4 ha. Hiện nay, số diện tích ngô này đang bước vào giai đoạn chăm sóc tích cực lần 1 chuẩn bị chăm sóc lần 2 cho cây làm đòng. Một bài học được đúc rút từ thực tiễn trong quá trình thực hiện trồng ngô “rải vụ” trong nhiều năm đó là: Giống chuẩn - Thời vụ trồng kịp thời - Chăm sóc tích cực.

Phó Chủ tịch UBND huyện Xín Mần, Bùi Minh Hiệu khẳng định: Đã qua nhiều năm, sử dụng rất nhiều loại giống ngô mới như: Dòng NK, CP, Baioxit... Cuối cùng huyện đã chọn được giống ngô lai NVL885 là giống ngô chịu hạn, có thời gian sinh trưởng ngắn, chịu sâu bệnh là giống Xín Mần chọn thích nghi nhất để trồng tại huyện nơi có khí hậu khô, nóng, ít mưa trong năm.

Thực tế ghi nhận, trong năm 2014, nói riêng Xín Mần đã đưa giống ngô NVL 885 vào trồng trên tất cả các vụ trồng ngô trong năm. Kết quả hiện nay rất đáng mừng là toàn bộ diện tích ngô trồng năm 2014 gần 6.000 ha đều cho năng suất, chất lượng hạt tốt, được người tiêu dùng chấp thuận. Còn nói về thời vụ trồng ngô tại Xín Mần là trồng kế tiếp trong “khung” thời vụ còn “cho phép”.

Cụ thể: Kể từ ngày 10.9 dương lịch “trở về trước” đều có thể tranh thủ mọi lúc, mọi nơi tận dụng đất đai, sức lao động nhàn rỗi trong dân đều có thể trồng được ngô giống NVL 885 trên tất cả các đất đồi, đất nương bãi và cả đất ruộng.

Trong khi tiến hành trồng, người nông dân cần nhớ làm đất tơi xốp, bón đủ lượng phân chuồng, lân, bón lót theo quy định trước khi gieo hạt ngô xuống đất. Khi cây ngô phát triển được từ 5 đến 6 lá thật phải kịp thời bón thúc phân đạm tỷ lệ khoảng 110 kg, cộng thêm khoảng 100 kg kali/ha và tiến hành vun gốc giữ cho cây khỏi đổ ngã.

Sau khoảng từ 15 đến 18 ngày tiếp tục bón thúc cho ngô lần 2, lượng bón thúc gồm phân đạm và kali trong định lượng còn lại. Đến thời điểm hiện nay, gần như toàn bộ diện tích ngô vụ Thu - đông ở Xín Mần đều phát triển tốt, tranh thủ thời tiết thuận lợi đồng bào chuẩn bị chăm sóc lần 2 để cây đủ sức đơm bắp trong thời gian tới.

Một bài học được ngành Nông nghiệp rút ra qua quá trình thực nghiệm trồng ngô NVL 885 trong các năm qua là bám sát dân, hướng dẫn kịp thời khung thời vụ gieo trồng, cũng như thời gian chăm bón đúng lúc trong từng kỳ sinh trưởng của cây. Đợt chăm bón trên 544 ha ngô lần này là đợt ngô trồng thứ 3 trong khung thời vụ trồng ngô vụ Mùa trong năm được Xín Mần thực hiện thành công liên tục trong nhiều năm.

Thiết nghĩ, từ thực tiễn trồng ngô tại Xín Mần đã áp dụng thành công trong nhiều năm qua và năm 2014 hiện nay “cần được” các cơ quan chức năng theo dõi, bám nắm và đúc rút thành bài học để có thể áp dụng nhân rộng trong tỉnh thời gian tới.

Trong giai đoạn cây ngô vụ mùa thứ 3 đang đà phát triển hứa hẹn, thì hơn lúc nào hết các cơ quan chức năng của tỉnh cần mở 1 cuộc hội thảo thực tế tại Xín Mần để đánh giá cách làm mới.

Phát triển thành công thêm 1 vụ ngô cũng đồng nghĩa làm gia tăng hệ quả sử dụng đất, tăng thu nhập, tạo việc làm thêm cho nhà nông. Đồng thời, cách làm trên còn giúp cho công tác xóa đói, giảm nghèo ngày một bền vững hơn.


Related news

Vĩnh Phúc Hiệu Quả Từ Mô Hình Chuỗi Sản Xuất Rau An Toàn Vĩnh Phúc Hiệu Quả Từ Mô Hình Chuỗi Sản Xuất Rau An Toàn

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, tạo ra các sản phẩm sạch chính là hướng đi bền vững và hiệu quả.

Monday. August 4th, 2014
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Trồng Mít Siêu Sớm Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Trồng Mít Siêu Sớm

Năm 2010, được sự giới thiệu của người thân, anh Trần Văn Lộc (SN 1974, ở thôn 5, xã Hòa Thành, huyện Krông Bông - Dak Lak) lặn lội xuống miền Tây Nam Bộ học hỏi kinh nghiệm và mua 1.000 cây giống mít siêu sớm về trồng. Sau hơn 3 năm trồng thử nghiệm, đến nay vườn cây đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Monday. July 21st, 2014
Phát Huy Hiệu Quả Mô Hình Thâm Canh Lúa Nước Vùng Cao Phát Huy Hiệu Quả Mô Hình Thâm Canh Lúa Nước Vùng Cao

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) thuộc Sở NN-PTNT đã xây dựng thành công nhiều mô hình (MH) thâm canh lúa nước ở vùng cao. Trung tâm đã tiếp tục triển khai các MH mới, song bằng giống lúa thuần chứ không phải lúa lai như các năm trước.

Monday. July 21st, 2014
Kết Quả Tích Cực, Rất Đáng Nhân Rộng Kết Quả Tích Cực, Rất Đáng Nhân Rộng

Nuôi hươu sao lấy nhung là mô hình còn khá mới ở huyện Vân Canh. Những thành công bước đầu từ mô hình mở ra hướng phát triển đa dạng hóa vật nuôi, mang lại kinh tế cao cho người dân.

Monday. July 21st, 2014
Cây Bông Lài Cây Giảm Nghèo Cây Bông Lài Cây Giảm Nghèo

Bông lài dùng ướp trà, tạo hương vị thơm ngon hơn cho trà và được đông đảo “tín đồ trà” ưa thích. Mặc dù đây không phải là cây chủ lực trong thực hiện chuyển đổi cây trồng của địa phương nhưng chính cây bông lài cũng đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào Khmer ở Trà Vinh.

Monday. August 4th, 2014