Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Dịch tai xanh - Điều trị các bệnh bội nhiễm

Dịch tai xanh - Điều trị các bệnh bội nhiễm
Publish date: Tuesday. September 8th, 2015

Các bệnh đường hô hấp (suyễn heo, viêm phổi - màng phổi, tụ huyết trùng, bệnh Glasser):

Heo mắc suyễn heo dễ bị bội nhiễm bệnh tai xanh và ngược lại. Trong trường hợp bội nhiễm một hay nhiều bệnh đường hô hấp, heo mắc bệnh tai xanh biểu hiện các triệu chứng trầm trọng hơn, đặc biệt biểu hiện hô hấp:

- Ho nhiều và sốt cao hơn (41-42 o C).

- Thở khó trầm trọng, há miệng thở, ngồi như chó ngồi.

- Dịch mũi nhiều, nhầy, đục, đóng cục ở lỗ mũi.

- Kiệt sức. Tỉ lệ chết cao.

Ngoài các triệu chứng chung như trên, có thể phân biệt từng bệnh qua một số triệu chứng như sau:

Suyễn heo

Viêm phổi màng phổi

Tụ huyết trùng

Bệnh Glasser

Ho khan, tràng dài 7-10 cái, ngồi ho kiểu chó ngồi.

- Ho ngắn 2-3 cái/lần.

- Thở khó, nặng, kéo bụng, có tiếng rít.

Có các cơn thở khó,

thở nhanh, trầm trọng,

hồng hộc, cách nhau vài giờ.

Có triệu chứng thần kinh:

heo nằm nghiêng một bên,

run, chân bơi chèo,

nhưng không phù như E.coli phù.

Cách điều trị:

*Kháng sinh: Tiêm 1 liều duy nhất Tulavitryl 1 ml/40 kg thể trọng để điều trị tất cả các bệnh bội nhiễm trên đường hô hấp.

Riêng trường hợp bội nhiễm bệnh tụ huyết trùng: để ngăn ngừa heo bị nhiễm khuẩn huyết có thể tiêm nhắc lại một liều Tulavitryl kể từ ngày thứ 3-5 sau khi tiêm Tulavitryl liều đầu hoặc chọn một trong các loại kháng sinh đặc trị bệnh tụ huyết trùng sau:

- Vimelinspec: 1 ml/10 kg TT/ngày, trong 3-5 ngày.

- Forloxin: 1 ml/10-15 kg TT/ngày, trong tục 3-5 ngày.

*Các thuốc hỗ trợ:

- Furovet 1 ml/20 kg TT/ngày, trong 3 ngày, giúp giảm phù nề phổi, tích dịch gây thở khó.

- Vimeliptyl: 1 ml/15 kg TT, sát trùng đường hô hấp, long đàm.

- pomhexine: tiêm 1 ml/10-15 kg TT/ngày, trong 5 ngày, hoặc Mucostop 1 g/7-10 kg TT giúp long đàm, giảm ho.

- Ketovet: 1 ml/16 kg TT/ngày, trong 5 ngày giúp kháng viêm, hạ nhiệt.

- Vitamin C 1000: 1 ml/10 kg TT để tăng sức đề kháng.

Bệnh phó thương hàn:

Ngoài các triệu chứng bệnh tai xanh, heo sốt rất cao nhưng tai lạnh, phân bón lọn (phân cứt dê), nếu nặng hơn phân có màng nhày bao quanh và sau đó tiêu chảy phân có thể có máu, có thể xuất huyết nốt trên da.

Cách điều trị:

*Kháng sinh tiêm:

- Vime-sone 1 ml/5-10 kg TT kết hợp với Septryl 240 1 ml/10-15 kg TT, trong 5 ngày.

- Hoặc Vimefloro FDP 1 ml/5-10 kg TT kết hợp với Septryl 240 1 ml/10-15 kg TT/ngày, trong 5 ngày.

*Các thuốc hỗ trợ:

- Urotropin: 1 ml/5-10 kg TT, ngày 1-2 lần.

- Vime-Canlamin 1 ml/5 kg TT, ngày 1 lần và B.Complex fortified 1 ml/10 kg TT, 1 lần/tuần giúp nâng thể trạng, tăng sức đề kháng.

- Vitamin K: 1 ml/5-7 kg TT.

- Men tiêu hóa: Vizyme: 2-5 g/con/ngày, hoặc Vime 6 way 1 g/2 lít nước, cho uống 7 ngày.

Bệnh E.coli tiêu chảy: Thường gặp trên heo con theo mẹ hoặc mới cai sữa. Biểu hiện tiêu chảy phân trắng hoặc vàng nhạt, có con ói mửa. Heo mất nước xù lông, gầy yếu.

Cách điều trị:

*Kháng sinh tiêm:

- Forloxin 1 ml/10-15 kg TT/ngày, trong 3-5 ngày.

- Hoặc Vimefloro FDP 1 ml/5-10 kg thể trọng kết hợp Septryl 240 1 ml/10-15 kg TT/ngày, trong 5 ngày.

*Kháng sinh uống:

- Coxin: 2 ml/con chia 2 lần hoặc 1 ml/5-10 kg TT/ngày, trong 5 ngày.

- Hoặc Aralis: 0,8 ml/4-8 kg TT/ngày trong 5 ngày.

*Bù nước: có thể cấp nước qua đường uống hoặc đường tiêm:

- Uống: Vime C Electrolyte, 1 g/2-4 lít nước uống, liên tục 7 ngày.

- Hoặc có thể truyền mạch, truyền xoang bụng, truyền dưới da bằng NaCl 0,9%, 10 ml/kg TT/ lần, 1-3 lần/ngày (tùy tình trạng mất nước).

- Hoặc tiêm dưới da Vimelyte IV: 1-2 ml/kg TT/lần, nếu tiêm kèm với NaCl 0,9%. Nếu chỉ dùng Vimelyte IV thì tiêm truyền mạch hoặc xoang bụng thật chậm liều 10 ml/kg TT.

*Trị triệu chứng:

- Atropin: 1 ml/5 kg TT/ngày, ngừng ngay khi phân sệt lại.

- Vime Canlamin: 1 ml/5 kg/ngày.

- Vitamin B6: 1 ml/5 kg/ngày nếu heo có ói kèm theo.

Bệnh E.coli phù: Các triệu chứng bệnh tai xanh kết hợp với biểu hiện sưng phù mí mắt, phù mặt, chân bơi, loạng choạng hoặc đi xoay vòng.

Cách điều trị:

*Kháng sinh tiêm:

- Forloxin 1 ml/10-15 kg TT/ngày, trong 5 ngày.

- Hoặc Vime-sone 1 ml/5-10 kg TT kết hợp Septryl 240 1 ml/10-15 kg TT, trong 5 ngày.

*Các thuốc hỗ trợ:

- Furovet: 1 ml/20 kg TT để tiêu giảm phù nề.

- Vime-Canlamin 1 ml/5 kg/ngày hoặc Vimekat 1 ml/5 kg TT/ngày giúp nâng thể trạng, tăng sức đề kháng.

- Men tiêu hóa: Vizyme: 2-5 g/con/ngày, hoặc Vime 6 way 1 g/2 lít nước, cho uống 7 ngày.

Bệnh do Streptococcus suis : Heo sốt, mất thăng bằng, đi khập khiễng, uốn người ra phía sau, hoặc liệt, khớp có thể sưng to, xung huyết dưới da làm da chuyển màu tím lốm đốm, đầu tiên ở tai sau đó đến mông, 4 chân…

Cách điều trị:

- Amoxi 15% LA: 1 ml/10kg TT, 48 giờ tiêm 1 lần, tiêm 3 lần.

- Hoặc Ceptifi suspen: 1 ml/10-15 kg TT/ngày, tiêm 3-5 ngày.

*Thuốc hỗ trợ:

- Ketovet: 1 ml/16 kg TT/ngày, trong 3-5 ngày, kháng viêm, hạ nhiệt, giảm đau.

- Vitamin C 1000: 1 ml/10 kg TT.

- Sulfate kẽm: 5 g/35 kg TT, ½ cho ăn, ½ pha nước dấp lên da.

- Vitamin K: 1 ml/5-7 kg TT.

- ADE B Complex 1 ml/10 kg TT/ngày hoặc Vime Canlamin: 1 ml/5 kg TT, trong 5 ngày.

Bệnh viêm da do Staphylococcus aureus : Da nổi các nốt mụn, có nước hoặc mủ trên diện rộng, các nốt này vỡ ra, gây lở loét, nung mủ.

Cách điều trị:

*Kháng sinh tiêm:

- Amoxi 15% LA: 1 ml/10 kg TT, 48 giờ 1 lần, tiêm 3 lần.

- Penstrep suspen: 1 ml/10 kg TT, 48 giờ 1 lần, tiêm 3 lần.

*Thuốc hỗ trợ:

- Ketovet: 1 ml/16 kg TT/ngày, trong 3-5 ngày, kháng viêm, hạ nhiệt, giảm đau.

- Vitamin C 1000: 1 ml/10 kg TT.

- Sulfate kẽm: 5 g/35 kg TT, ½ cho ăn, ½ pha nước dấp lên da.

- Biotin H AD: 1 g/400 kg thức ăn, tốt cho da, lông, móng.

- Vitamin K: 1 ml/5-7 kg TT.

- B Complex fortified: 1 ml/10kg TT/tuần 1 lần; hoặc Vime Canlamin: 1 ml/5 kg TT, ngày 1 lần.

THS. NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT

® Kiến Khức Chăn Nuôi giữ bản quyền nội dung trên website này


Related news

Chiến lược kiểm soát chênh lệch trọng lượng của heo con (1/2): đẻ, tách bầy, môi trường Chiến lược kiểm soát chênh lệch trọng lượng của heo con (1/2): đẻ, tách bầy, môi trường

Heo con trong khu vực đẻ có tính chất quyết định trong sự chênh lệch cuối cùng nhưng chúng ta có thể thực hiện các bước sau để cải thiện một số lỗi khi tách bầy

Saturday. October 21st, 2017
Chiến lược kiểm soát chênh lệch trọng lượng ở heo con (2/2): thức ăn và máng ăn Chiến lược kiểm soát chênh lệch trọng lượng ở heo con (2/2): thức ăn và máng ăn

Ngày nay, kiểm soát và giảm chênh lệch trọng lượng trong chu kỳ chăn nuôi heo là một trong những thách thức lớn nhất mà nông dân và kỹ thuật viên phải đối mặt.

Monday. October 23rd, 2017
Một số chú ý trong chăn nuôi lợn đực giống vào mùa hè và một số bệnh lý sinh sản thường gặp Một số chú ý trong chăn nuôi lợn đực giống vào mùa hè và một số bệnh lý sinh sản thường gặp

Nắng, nóng, rất ảnh hưởng đến lợn đực giống nuôi ở chuồng thông thoáng tự nhiên. Để lợn đực giống khỏe mạnh, chất lượng tinh tốt, cần chú ý một số vấn đề sau

Monday. November 20th, 2017
Dịch bệnh tiêu chảy cấp trên lợn con (PED) và cách phòng trị Dịch bệnh tiêu chảy cấp trên lợn con (PED) và cách phòng trị

Dịch bệnh tiêu chảy cấp tính trên lợn - PED (Porcine Epidemic Diarroea) do Coronavirus gây ra. PED lây lan nhanh và gây tỉ lệ chết cao trên lợn

Monday. November 20th, 2017
Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ

Quy trình thực hành chăn nuôi tốt trong nông hộ (VietGAHP nông hộ) là những nguyên tắc, trình tự hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm

Monday. November 20th, 2017