Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Phối Giống Lợn Nái Hiệu Quả

Phối Giống Lợn Nái Hiệu Quả
Publish date: Tuesday. August 13th, 2013

Để lợn nái đạt tỷ lệ thụ thai cao, số con đẻ ra nhiều, trọng lượng lợn sơ sinh cao, người chăn nuôi cần phải chọn được thời điểm phối giống cho lợn nái thích hợp. Muốn vậy, phải lưu ý những điểm sau:

1. Tuổi động dục đầu tiên

Tuổi động dục đầu tiên ở lợn nội (ỉ, Móng Cái) rất sớm: 4-5 tháng tuổi khi khối lượng đạt từ 20-25kg.

Ở lợn nái lai tuổi động dục đầu tiên muộn hơn so với lợn nội thuần. ở lợn lai F1 (có 1/2 máu nội) động dục bắt đầu lúc 6 tháng tuổi, khi khối lượng cơ thể đạt 50-55kg. ở lợn ngoại động dục muộn hơn so với lợn lai, tức là động dục lúc 6-7 tháng tuổi khi lợn có khối lượng 65-68kg.

Không cho lợn phối giống ở thời kỳ này vì cơ thể chưa phát triển đầy đủ, chưa tích tụ được chất dinh dưỡng nuôi thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con nái sinh sản lâu bền, cần bỏ qua 1-2 chu kỳ động dục rồi mới cho phối giống.

2. Tuổi đẻ lứa đầu

Lợn nái nội (ỉ, Móng Cái) trong sản xuất, tuổi đẻ lứa đầu thường từ 11-12 tháng. Như vậy lứa đầu cho phối lúc 7 tháng tuổi. Về khối lượng cần đạt từ 45-50kg, nên cho phối với đực ngoại để có đàn con lai kinh tế.

Lợn nái lai và nái ngoại nên cho đẻ lần đầu lúc 12 tháng tuổi, nhưng không quá 14 tháng tuổi. Như vậy phải phối giống lần đầu lợn lai lúc 8 tháng tuổi với khối lượng lợn không dưới 65-70kg. Đối với lợn ngoại cho phối giống lúc 9 tháng tuổi với khối lượng không dưới 80-90 kg (giống lợn ngoại nuôi thích nghi tại Việt Nam).

3. Chu kỳ động dục của lợn nái và động dục trở lại sau đẻ

Một chu kỳ động dục của lợn nái là 18-21 ngày, nếu chưa cho phối giống thì chu kỳ lại nhắc lại.

Trong thời kỳ nuôi con, lợn nái sau khi đẻ 3-4 ngày hoặc sau khi đẻ 30 ngày lợn có hiện tượng động dục trở lại, thường thấy ở lợn nội.

Không nên cho phối giống lúc này, vì bộ máy sinh dục của lợn nái chưa phục hồi như trước khi đẻ, trứng chưa chín đều. Nếu cho phối ngay, lợn có chửa vừa phải sản xuất sữa nuôi con vừa phải cấp các chất dinh dưỡng nuôi bào thai, trong khi đó lợn nái lại cần đủ dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe sau khi đẻ. Ngoài ra lợn mẹ còn dễ bị sẩy thai khi con thúc bú.

Sau cai sữa (lúc 50-55 ngày) khoảng 3-5 ngày thì lợn nái động dục trở lại. Thời gian này cho phối giống, lợn dễ thụ thai và trứng chín nhiều, dễ có số con đông.

Quan tâm theo dõi để phối giống kịp thời là thắng lợi của người nuôi. Nuôi 1-2 con nái thì việc theo dõi không khó, nhưng nuôi nhiều từ 3-5 con càn phải đánh dấu phân biệt con nái nào cần được phối giống để phối đúng thời gian.

Tránh để cơ thế lợn mẹ hao mòn nhiều sau khi đẻ để sử dụng lâu dài con nái.

Hao mòn cơ thể ở lợn thường từ 10-20% so với trước khi đẻ. Trên mức này lợn mẹ cần được chú ý về nuôi dưỡng.

Không ép phối, nếu lợn nái sau khi cai sữa con mà cơ thể hao mòn gầy sút. Cần phải bỏ qua một chu kỳ để nái lại sức và nuôi được bền lâu hơn.


Related news

Hội chứng bệnh sốt sữa Hội chứng bệnh sốt sữa

1. Nguyên nhân: Sau khi đẻ heo nái tê liệt nằm một chỗ, vắt không ra sữa. Bệnh có thể do sót nhau, viêm vú, viêm tử cung hoặc do nái thiếu Canxi, năng lượng, thiếu Vitamin C.

Tuesday. December 22nd, 2015
Bệnh sán lá ruột lợn Bệnh sán lá ruột lợn

1. Nguyên nhân: Do một loại sán lá (nhân dân thường gọi là sán lá hạt hồng hay sán lá trầu) gây nên.

Tuesday. December 22nd, 2015
Bệnh lợn gạo, nguyên nhân và cách phòng trị Bệnh lợn gạo, nguyên nhân và cách phòng trị

1. Nguyên nhân: Do sán dây ở người gây ra. Trứng sán trong phân người nhiễm vào lợn qua đường tiêu hoá, phát triển thành ấu trùng nhiễm vào máu và cư trú ở mọi nơi như cơ, não và các cơ quan nội tạng (tim, phổi, gan...).

Tuesday. December 22nd, 2015
Bệnh bại liệt ở heo nái Bệnh bại liệt ở heo nái

Biểu hiện của bệnh bại liệt thường xảy ra trước và sau khi đẻ và hay gặp ở 2 chân sau.

Tuesday. December 22nd, 2015
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của heo đực giống Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của heo đực giống

Trong chăn nuôi, con đực giống có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện khả năng sản xuất của thế hệ sau. Đặc biệt, trong chăn nuôi heo, giá trị của một con heo đực giống tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với một con nái nhất là trong điều kiện hiện nay đang áp dụng phổ biến kỹ thuật giao tinh nhân tạo.

Tuesday. December 22nd, 2015