Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Ủ Chua Thân Ngô Làm Thức Ăn Cho Bò

Ủ Chua Thân Ngô Làm Thức Ăn Cho Bò
Publish date: Monday. December 12th, 2011

Thân ngô sau khi thu hoạch (nhất là ngô thu bắp non) chiếm khối lượng rất lớn. Để tận dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm này, TS. Lê Đăng Đảnh (trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu thành công việc ủ thân ngô làm nguồn thức ăn dự trữ cho bò

Cách ủ chua thân cây ngô tươi

Để giảm bớt hao hụt, thân ngô tươi (ngô thu bắp non) cắt về phải được đem ủ ngay, sau đó dùng máy cắt thân cây thành từng đoạn nhỏ dài khoảng 2-3cm, rồi trộn phụ gia có thể là 0,5% muối hoặc 5% rỉ mật đường (so với trọng lượng bắp ủ) cho vào bao nilon hút hết không khí (có thể tận dụng máy vắt sữa) và nén chặt, mỗi bao ủ khoảng 10-30kg.

Cây ngô ủ muối thường có màu xanh vàng, chua nồng, còn ủ bằng rỉ mật đường có màu xanh vàng ngả nâu, chua nồng nhẹ có kèm theo mùi ngọt của rỉ đường. Ngoài ra có thể ủ với acid formic (hạn chế được nấm mốc) ngô ủ có màu sắc xanh vàng, chua nồng nhẹ, rất ngon miệng đối với bò.

Cách ủ chua thân ngô khô

Quy trình ủ chua thân ngô khô (cây ngô sau thu hoạch bắp để khô ngoài đồng) được thực hiện như sau:

- Cây ngô khô đem cắt nhỏ, độ dài 3-5cm, trộn với phụ gia, có thể 0,5% muối (tỉ lệ muối so với trọng lượng thân ngô), 5% ngô xay hoặc 5% rỉ đường, cho vào túi ủ khoảng 4-5kg/túi.

Cho thân ngô đã cắt vào túi nilon, dùng máy hút hết không khí (sử dụng máy vắt sữa) và cột chặt miệng túi lại bằng dây chun. Bảo quản các túi ủ này không cho tiếp xúc với ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Bao phải kê cách mặt đất 20cm. Khi ủ cho thêm bột ngô, rỉ đường để giúp cho sự lên men nhanh hơn, làm sao để pH hạ thấp dưới 4 là tốt nhất cho việc dự trữ ngô ủ.

So sánh

Cả hai loại thân ngô khô và tươi ở thời điểm 30 ngày sau ủ, qua phân tích, thành phần dưỡng chất của thân ngô không thay đổi nhiều. Thân ngô khô sau ủ có màu vàng nâu đậm, mùi chua nồng nhẹ trong khi ủ, còn thân bắp tươi cho màu vàng hơi xanh, mùi chua nồng mạnh, thơm rỉ đường.

Sau 45 ngày ủ ngô tươi có độ pH từ 3,9-4,3 thấp hơn so với thân ngô khô (pH=5). Điều đó chứng tỏ cây ngô tươi còn nhiều hàm lượng đường tan nên dễ lên men hơn, độ phân giải chất khô trong dạ cỏ của bò ở ngô tươi cao hơn ngô khô, riêng ủ với rỉ đường có độ phân giải cao nhất.

Với cách ủ chua trong túi nilon, thân ngô được bảo quản khoảng 1 năm, nhưng tốt nhất là cho bò ăn thức ăn ủ trước 9 tháng


Related news

Thursday. January 7th, 2016
Cách ủ chua lá sắn Cách ủ chua lá sắn

Lá sắn cũng có hàm lượng dinh dưỡng cao làm thức ăn cho trâu bò rất tốt song thực tế ở nhiều nơi người chăn nuôi chưa chú ý đến phương pháp ủ là sắn nên nhiều trưởng hợp trâu bò bị ngộ độc do sử dụng các sản phẩm từ cây sắn.

Thursday. January 7th, 2016
Thức ăn xanh cho bò Thức ăn xanh cho bò

Thức ăn thô có hàm lượng chất xơ thô trên 19%, có khối lượng lớn nhưng tỷ lệ dinh dưỡng trong 1 đơn vị khối lượng thức ăn thấp. Thức ăn thô xanh có thể phân ra các nhóm theo đặc tính và đặc điểm: Thức ăn xanh, phụ phế phẩm nông công nghiệp và thức ăn thô khô (rơm rạ, cỏ khô).

Thursday. January 7th, 2016
Kỹ thuật chăn nuôi bò lấy sữa sau đẻ Kỹ thuật chăn nuôi bò lấy sữa sau đẻ

Sau khi đẻ, cho bò ăn uống tại chuồng ngày 2 lần: sáng và chiều. Cho ăn thức ăn tinh trước, thô sau, đảm bảo thức ăn cỏ tươi ngon, bổ sung thức ăn giàu Protein là cám hỗn hợp và các loại củ, quả, cho uống nước đầy đủ để có nhiều sữa. Bò cái sau khi đẻ 1 tháng trở đi, ta phải theo dõi để biết bò động dục trở lại, tốt nhất là sau 2 tháng trở đi ta mới phối giống. Bò vắt sữa nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, bò sẽ cho năng suất sữa cao. Người chăn nuôi cần chú ý những điểm sau đây:

Thursday. January 7th, 2016
Khẩu phần thức ăn hàng ngày cho bò sữa Khẩu phần thức ăn hàng ngày cho bò sữa

Bò sữa có khối lượng lớn, cho sữa nhiều thì nhu cầu dinh dưỡng nhiều hơn so với bò sữa có khối lượng nhỏ, cho sữa ít hoặc không cho sữa.

Thursday. January 7th, 2016