Dịch Bệnh Trên Tôm Gia Tăng

Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Cà Mau đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là đối với tôm nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh.
Theo đánh giá ban đầu của ngành chức năng, yếu tố thời tiết và môi trường là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi tiếp diễn. Không khí lạnh kèm với những cơn mưa trái mùa và triều cường làm môi trường nuôi bị biến động mạnh. Bên cạnh đó, khi tôm bị bệnh chết, người nuôi tự ý xả thải ra sông rạch khiến cho môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm nặng làm cho vi rút gây bệnh trên tôm phát triển và lây lan nhanh.
Ngành chức năng khuyến cáo tạm ngưng thả giống đối với hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh, do trong thời gian tới tình hình thời tiết vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp gây bất lợi cho tôm nuôi. Người dân nên thả giống vào thời điểm trung tuần tháng 2 đến hết tháng 5 dương lịch khi tình hình thời tiết ổn định, môi trường nuôi được cải thiện trở lại.
Related news

Đầu năm 2014, huyện Dầu Tiếng tiếp tục phê duyệt cho xã Thanh Tuyền chuyển đổi 38 ha đất lúa, đất vườn không hiệu quả sang trồng cây măng cụt. Theo quy hoạch tổng thể của dự án, diện tích măng cụt của xã Thanh Tuyền sẽ phát triển lên 150 ha.

Thời gian trước, nhà vườn ở huyện Lai Vung gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý diện tích vườn bị già cỗi. Nhiều diện tích vườn phải đốn bỏ do năng suất kém mà nguyên nhân chủ yếu do tình trạng nghèo kiệt chất hữu cơ trong đất.

Đây là 1 trong 2 mô hình thí điểm đầu tiên trên vùng biển Thừa Thiên Huế cũng như toàn quốc về việc giao quyền khai thác thủy sản vùng biển ven bờ cho người dân. Cộng đồng ngư dân phối hợp cùng Nhà nước quản lý ngư trường.

Để tránh tình trạng hàng đưa sang Trung Quốc bị trả về thậm chí bị tiêu hủy, Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu Chi cục và các doanh nghiệp xuất khẩu kiểm tra chặt chẽ các lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong đó, đặc biệt chú ý đến hai loại rệp sáp do Trung Quốc thông báo. Lô hàng nào bị nhiễm cần có biện pháp xử lý sao cho phù hợp.

Với diện tích 26ha, khu nuôi bò sữa tập trung Vạn Dâu, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đến nay đã quy tụ được 16 hộ chăn nuôi quy mô gần 200 con bò, thuận lợi trong xử lý môi trường, tạo nguồn thức ăn nuôi bò và tiêu thụ sản phẩm.