Ghana Quan Ngại Về Lệnh Cấm Nhập Khẩu Cá Rô Phi

Chính phủ Ghana đã cấm NK cá rô phi để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản trong nước, nhưng Tổ chức Công đoàn nông nghiệp Ghana (GAWU) lại bày tỏ sự lo ngại về cách triển khai thực hiện của chính phủ do không có kế hoạch chiến lược.
Quyết định cấm NK cá rô phi của chính phủ sẽ thúc đẩy nuôi trồng thủy sản địa phương và tạo ra 50.000 việc làm, theo lời Bộ trưởng Bộ Nghề cá và Phát triển Nuôi trồng thủy sản Ghana, Sherry Ayitey.
Phó tổng thư ký của GAWU, Edward Kareweh cho rằng chưa có chiến lược để đẩy mạnh sản xuất cá rô phi địa phương. Chính phủ phải làm thế nào để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khi nguồn cung cấp sẽ bị hạn chế vì lệnh cấm.
Không phải ai cũng ủng hộ lệnh cấm, có những người yêu cầu chính phủ giải thích tại sao phải ban hành lệnh cấm, nói rõ thời hạn của lệnh cấm là ngắn hạn hay vĩnh viễn.
Trong năm 2013, Nigeria đã cấm NK của tất cả loại cá để kích thích sản xuất trong nước, khiến các nhà phân tích cảnh báo về tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung.
Related news

Cách đây 5 năm, người dân vùng ven biển Quảng Nam chọn nuôi đà điểu để xóa đói giảm nghèo. Nhưng thời gian gần đây người dân không còn mặn mà với mô hình này bởi khó tìm đầu ra.

Các cơ quan chuyên môn ở huyện Tuy An (Phú Yên) vừa nghiệm thu mô hình nuôi thử nghiệm cá thát lát cườm thương phẩm trong ao đất.

Phát huy lợi thế về ao, hồ, sông, suối và lòng hồ thủy điện trên địa bàn, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã phát triển diện tích nuôi cá nước ngọt toàn huyện lên 325 ha.

Từ năm 2008 đến nay, tôm thẻ chân trắng được các hộ nuôi chọn làm chủ lực thay thế con tôm sú trên diện tích nước mặn lợ của các địa phương ven biển. Đến nay, diện tích nuôi đã vượt con số 1.300 ha/vụ. Tuy nhiên, liên tiếp trong những năm qua, dịch bệnh xảy ra, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng khiến nhiều hộ nuôi tôm lao đao.

Hiện nay, người nuôi tôm Sóc Trăng đã thả nuôi gần 31.000 ha tôm nước lợ, tương đương 7,9 tỉ con giống, đạt 69% kế hoạch. Tuy nhiên đã có 7.400 ha bị thiệt hại, tương đương 1,5 tỉ con giống, chiếm 24% diện tích thả nuôi.