Dịch Bệnh Trên Gia Súc, Gia Cầm Diễn Biến Phức Tạp

Thời điểm này, bà con nông dân ở nhiều địa phương đang gấp rút chuẩn bị hàng hóa cho thị trường Tết. Tuy nhiên, điều đáng lo là ở một số địa phương, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vẫn đang diễn biến khá phức tạp.
Tại Lạng Sơn: Chi cục Thú y tỉnh cho biết, dịch lở mồm long móng đã làm hơn 260 con trâu, bò bị mắc bệnh và vẫn đang có nguy cơ lây lan trên diện rộng. Điều đáng lo là thời tiết vẫn tiếp tục rét và mưa phùn, khiến việc rắc vôi bột và phun thuốc tiêu độc khử trùng không hiệu quả. Thêm vào đó, số trâu, bò vừa mắc bệnh lở mồm long móng lại vừa mắc thêm bệnh tụ huyết trùng khiến việc điều trị càng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, do ảnh hưởng từ thời tiết rét đậm rét hại kéo dài, đã có gần 150 con gia súc bị chết rét.
Tại Bắc Ninh: Đến cuối tuần qua, dịch cúm gia cầm đã làm hơn 9.700 con gia cầm bị mắc bệnh phải tiêu hủy. Dịch cúm gia cầm xuất hiện chủ yếu trên đàn vịt có quy mô lớn từ vài trăm đến vài nghìn con trên địa bàn 4 huyện, thị xã. Qua xét nghiệm cho thấy, số gia cầm này đều bị nhiễm virus cúm H5N1.
Tại Cao Bằng: Dịch bệnh Leptospira (còn gọi là bệnh lợn nghệ) xảy ra ở xã Chu Trinh, TP Cao Bằng từ tháng 9/2013 đến nay đã làm gần 100 con lợn mắc bệnh và chết. Hiện việc khống chế bệnh nghệ lợn nghệ ở xã Chu Trinh vẫn đang gặp khó khăn. Số lượng lợn mắc bệnh vẫn tăng từng ngày nhưng ngành chức năng vẫn chưa có biện pháp dập dịch hiệu quả.
Related news

Xóm Thái Bình của thôn Hữu Ái, xã Giang Sơn (Gia Bình - Bắc Ninh) có 287 hộ gia đình sinh sống thì 100% số hộ đều có diện tích trồng lá dong. Hàng năm ngoài trồng lúa, việc trồng và bán lá Dong cũng giúp cho các hộ dân trong xóm có một nguồn thu nhập đáng kể.

Ngày 7/1, nhiều nhà vườn tại Đà Lạt cho biết, thương lái đang thu mua khoai tây ở vườn với giá là 11.000đ/kg, ở giá này người trồng thu về khoảng 100 triệu đồng/ha tiền lãi sau hơn 3 tháng gieo trồng.

Xác định vụ đông là vụ sản xuất chính trong năm, với mục tiêu nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, một vài năm trở lại đây, thành phố Yên Bái đã đưa nhiều giống cây trồng mới vào sản xuất, trong đó có cây bí hạt đậu lai F1-868 hay còn gọi là bí đỏ đồng tiền vàng.

Tham gia mô hình này, nông dân được tập huấn kỹ thuật VietGap trên rau và được hướng dẫn cụ thể cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, an toàn và hiệu quả theo nguyên tắc 4 đúng, không phun ngừa tràn lan, đảm bảo thời gian cách ly, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, giảm chi phí đầu tư.

Theo ông Năng, lúa mùa nổi là dạng sản phẩm hiếm nhưng đã được khôi phục tại xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang và một số nơi khác của An Giang là điều rất đáng mừng. “Càng đáng mừng hơn nữa là lãnh đạo An Giang đã thấy được tầm quan trọng của lúa mùa nổi và các nhà khoa học đã quyết tâm khôi phục lại. Chúng tôi cam kết sẽ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm do nông dân sản xuất ra”, ông khẳng định.