Dịch Bệnh Tôm Nuôi Vẫn Tăng Cao
Theo Sở NN và PTNT Cà Mau, hiện nay, dịch bệnh tôm nuôi vẫn xuất hiện trên nhiều vùng nuôi tôm ở địa bàn tỉnh gây thiệt hại khá cao cho bà con nông dân.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có trên 8.000 ha tôm nuôi quảng canh cải tiến xuất hiện dịch bệnh, với mức độ thiệt hại khá cao: từ 10-55% năng suất. Dịch bệnh cũng đã xuất hiện trên diện tích tôm nuôi công nghiệp với gần 830 ha. Cũng theo ngành NN và PTNT, thời gian qua, do mưa nhiều, độ mặn trong ao đầm nuôi tôm thấp vì thế đã ảnh hưởng rất nhiều đến tôm nuôi phần lớn, tôm nuôi đều xuất hiện hiện tượng mềm vỏ, chậm lớn.
Sở NN và PTNT khuyến cáo bà con nuôi tôm cần chủ động trong việc quản lý ao đầm, bón vôi, gia cố lại bờ bao, cống bọng ngăn ngập tràn bờ khi có mưa kéo dài. Bà con nên chủ động sử dụng vi sinh định kỳ giúp ổn định môi trường ao, đầm, nhằm hạn chế biến động gây sốc cho tôm nuôi.
Related news
Thời điểm cách đây hơn 10 năm, vợ chồng anh Lê Anh Tuấn dám vay 300 triệu đồng vốn thương mại để đầu tư nuôi lợn, nhiều người lè lưỡi nói: “Vợ chồng nhà này bạo gan và liều thật. Nhỡ không may thất bại chỉ có nước cắp bị đi ăn xin”.
Hộ ông Lê Văn Hoàng, ông Vi Thanh Hưng (phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) thu được lợi nhuận hàng chục triệu đồng nhờ việc trồng rong sụn bằng phương pháp dây đơn trên đáy cho năng suất cao.
Anh Nguyễn Xuân Ánh ở thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thành công khi xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp tổng hợp trên diện tích đất hoang hóa với doanh thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Vụ mùa năm 2015 toàn tỉnh đã gieo cấy được 31.770ha lúa đạt 97,5% diện tích kế hoạch. Theo báo cáo của các địa phương và qua kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT hiện nay toàn tỉnh có gần 1.500ha lúa đã cấy bị thiếu nước, trong đó tập trung tại các huyện: Đoan Hùng 356ha; Hạ Hòa 814ha; Thanh Ba 77ha; Yên Lập 70,5ha; Cẩm Khê 63ha; Tân Sơn 116ha.
Bảo tồn cây trồng, vật nuôi bản địa là một trong những nhiệm vụ cần thiết để giữ gìn các nguồn gen đặc trưng này trước nguy cơ suy giảm, thoái hóa. Tuy nhiên, để công tác bảo tồn phát huy hiệu quả, thì câu chuyện “hậu” bảo tồn cũng cần được chú trọng để không lãng phí nguồn gen quý.