Dịch Bệnh, Tôm Chết Tại Nhiều Vùng Nuôi Ở Cà Mau
Theo ngành nông nghiệp tỉnh, nắng hạn đang diễn biến gay gắt, độ mặn cao đã gây bất lợi xuất hiện dịch bệnh cho mùa vụ nuôi tôm tại Cà Mau. Qua hai tháng đầu năm, nhất là từ sau Tết Quý Tỵ đến nay, toàn tỉnh đã có gần 140 ha diện tích ao đầm nuôi tôm sú công nghiệp bị dịch bệnh chết trắng, gây thiệt hại lớn cho người sản xuất.
Các địa phương có diện tích nuôi lớn, bị thiệt hại nặng là huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn, Phú Tân và TP Cà Mau. Dịch bệnh xuất hiện ở tôm nuôi chủ yếu là bệnh hoại tử gan tụy, đốm trắng, đỏ thân…
Trong khi đó tôm nuôi quảng canh cũng bị chết rải rác lên đến hàng trăm ha tại nhiều nơi trong tỉnh với một số bệnh thông thường khác; mức độ thiệt hại chung từ 20-30%.
Để hỗ trợ, giảm thiệt hại cho người sản xuất, ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau khuyến cáo người sản xuất thường xuyên tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, vệ sinh triệt để ao đầm nuôi, chọn con giống chất lượng cao…
Related news
Quy trình bón phân NPK Văn Điển cho cây cao su thời kỳ kinh doanh.
Tối 20.4, trên tuyến QL1A, thuộc xã Tân Phong, H.Giá Rai (Bạc Liêu), Thanh tra Sở NN-PTNT phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bạc Liêu bắt quả tang xe tải mang biển số 69L-7096, do tài xế Hứa Văn Sáu (quê Vĩnh Long) điều khiển, đang vận chuyển trên 300 kg tôm sú nguyên liệu có chứa tạp chất. Lực lượng kiểm tra đã tịch thu toàn bộ số tôm vi phạm, để tiếp tục điều tra, xử lý.
Hiện nay, làng bè nuôi cá điêu hồng tỉnh Tiền Giang với hơn 1.500 bè lâm vào cảnh vô cùng khó khăn, nhất là sau khi thông tin cá nuôi bị nhiễm Trifluralin.
Kỹ thuật gieo sạ lúa theo hàng (SH) bằng máy kéo tay và tự hành đã được áp dụng trong sản xuất đại trà
Một con cá hô có trọng lượng trên 130 kg đã được ngư dân bắt trên sông Hậu.