Đến năm 2020, sẽ có 250 trang trại và 9.400 gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm

Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, theo Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Định đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2664/QĐ-UBND ngày 28.7.2015, từ nay đến năm 2020, tỉnh ta tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại gắn với đảm bảo an toàn dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi.
Mục tiêu đến năm 2020, tỉnh ta sẽ có 250 trang trại, 9.400 gia trại với 753.700 con gia súc, chiếm 55,6% tổng đàn gia súc của tỉnh và 4,88 triệu con gia cầm, chiếm 61% tổng đàn gia cầm của tỉnh.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng từ các trang trại, gia trại đạt 128.710 tấn, chiếm 59,4% tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng của tỉnh, trong đó thịt bò xuất chuồng 12.450 tấn, chiếm 30%; thịt heo xuất chuồng 103.360 tấn, chiếm 68%; thịt gia cầm 12.900 tấn, chiếm 60%; trứng gia cầm 302,4 triệu quả, chiếm 63% tổng số lượng trứng gia cầm cả tỉnh.
Để đạt được mục tiêu trên, Sở NN&PTNT sẽ phối hợp với các sở ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung của quy hoạch và tiến hành triển khai các chương trình, đề án, dự án theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Định kỳ sơ tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi cho phù hợp với tình hình thực tế ở từng thời điểm.
Related news
Ngày 7.8, tại thành phố Hưng Yên, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND thành phố Hưng Yên và UBND huyện Khoái Châu phối hợp tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ nhãn. Ông Đặng Minh Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và PTNT và các doanh nghiệp thu mua nhãn.

Ngày 6-8, Trung tâm Khuyến nông Bình Dương phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây điều (Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam) và Hội Nông dân xã An Bình (Phú Giáo) tổ chức tập huấn kỹ thuật thâm canh cây điều cho 20 hộ nông dân thuộc mô hình cải tạo, thâm canh điều bền vững.

Vụ hè thu 2015, một số bà con nông dân ở xã Diễn Lộc đã mạnh dạn đầu tư trồng cây bí xanh (trồng bí trái vụ). Quả bí xanh đã trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế, giúp người dân nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Từ một gia đình nông dân (ND) “chỉ lo đủ gạo ăn” ở vùng “khỉ ho cò gáy” tận Óc Eo (Thoại Sơn, An Giang), vợ chồng Nguyễn Quốc Hùng đã vươn lên thành “Vua lúa” với trang trại sản xuất lúa giống qui mô lớn.

Đó là một trong những nội dung tại văn bản vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành gửi Sở NN-PTNT và các địa phương có trồng cây chè trong tỉnh.