Trồng Ớt Hiệu Quả Trên Đất Lúa
Những năm gần đây, thực hiện chương trình đưa cây màu xuống ruộng lúa, nông dân nhiều nơi từ Bắc vào Nam đã đưa cây ớt vào trồng mang lại hiệu quả cao, lợi nhuận từ 150 - 200 triệu đồng/ha, cao hơn trồng lúa gấp 3 - 5 lần.
Ớt có thể trồng quanh năm với nhiều giống phổ biến hiện nay như ớt sừng trâu, chỉ thiên, ớt hiểm, ớt địa phương, ớt lai TN 255, TN 256... Đất trồng ớt phải thoát nước tốt, có cơ cấu thoáng xốp như đất cát pha, đất thịt pha sét, đất phù sa ven sông và đất canh tác lúa. Đất không hoặc ít nhiễm phèn mặn, có hàm lượng dinh dưỡng khá, độ pH từ 5,5 - 6,5.
Khi bón phân cho ớt nên vùi phân vào đất để phân không bị bốc hơi, rửa trôi.
Làm đất kỹ, cày xới sâu 20 - 25cm, phơi ải 10 -15 ngày, lên luống cao 20 - 30cm, rộng 1 - 1,2m, rãnh rộng 40cm. Trồng hàng đôi, cây cách cây 40cm. Vào mùa mưa nên làm mương sâu quanh ruộng, lên liếp cao để nước thoát dễ dàng sau mỗi cơn mưa. Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (530C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng nhẹ, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây có từ 4 - 5 lá thật thì chuyển cây con ra trồng theo khoảng cách 50 x 30cm hoặc 70 x 60cm.
Lượng phân bón trung bình cho 1ha là: Phân chuồng 30 tấn, vôi 1 tấn, super lân 300 - 500kg, NPK 600 - 1.000kg, urê 180kg và kali 250kg.
Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi, phân lân cùng 200kg NPK và 50kg kali (nếu có dùng màng phủ nông nghiệp). Hoặc toàn bộ vôi, phân chuồng và phân lân nếu không dùng màng phủ.
Lượng phân còn lại chia đều bón thúc khoảng 4 - 6 lần. Giữa các lần bón thúc và trong thời gian thu hoạch có thể phun thêm phân bón lá. Có thể sử dụng phân bón lá như Miracle - Gro, Yogen,… theo nồng độ ghi trên nhãn. Chú ý, trong giai đoạn nuôi trái, ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi.
Vì vậy, để ngăn ngừa, nhà nông cần phun bổ sung thêm canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl2) phun định kỳ 7 - 10 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo. Cần cung cấp đủ nước cho cây suốt thời gian sinh trưởng nhưng tránh để ngập úng. Tưới rãnh hoặc tưới có hệ thống tưới nhỏ giọt và có màng phủ nông nghiệp có thể 3 - 5 ngày tưới một lần tùy mùa vụ.
Khoảng 30 ngày sau khi cấy có thể cắm cây dọc theo mép luống làm giàn, giăng dây chân theo đường dích dắc để giữ cho ớt không đổ ngã, các tầng trên giăng dây dọc theo mép luống, cao hơn tầng dây chân 20cm.
65 - 70 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Cứ 2 - 3 ngày thu 1 lần, tùy theo yêu cầu của thị trường có thể thu trái xanh hoặc chín đỏ.
Related news
Theo tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT), vụ xuân năm nay, toàn tỉnh Quảng Ninh trồng trên 3.000ha ngô tập trung chủ yếu tại các huyện, thị miền Đông như: Bình Liêu, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái…
Giá mía liên tục giảm trong nhiều năm, người thu mua thì ép cấp ép giá, cộng với những rủi ro về sâu bệnh, hạn hán… khiến đời sống của người trồng mía lâm vào cảnh lao đao.
Chúng tôi cùng đoàn cán bộ Hội Nông dân xã Tân Hòa (Đồng Phú - Bình Phước) tham quan tại trồng nấm linh chi tại Công ty TNHH linh chi Trường Thọ thuộc ấp 4, xã Tân Lập. Anh Nguyễn Chí Thành (28 tuổi), Giám đốc công ty cho biết: “Gia đình tôi trồng và nhân giống các loại nấm từ rất lâu rồi. Do tiếp cận với nghề trồng nấm từ nhỏ nên quá trình sinh trưởng, quy trình chăm sóc nấm tôi nắm rất rõ”.
Cây cà tím được trồng phổ biến tại huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), chỉ gần 2 tháng cho thu hoạch, thậm chí ăn gần cả năm.
Theo thống kê sơ bộ của Hội Nông dân xã Hoài Thanh (Hoài Nhơn - Bình Định), đến nay, trên địa bàn xã có trên 200 vườn tiêu (quy mô từ 100 gốc trở lên), trong đó có khoảng 60% vườn đã cho quả. Từ sự phát triển mạnh cây tiêu dẫn đến thuê mướn nhân công hái tiêu không dễ, khi tiêu vào mùa thu hoạch.