Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dân Ồ Ạt Phá Rừng Trồng Chuối

Dân Ồ Ạt Phá Rừng Trồng Chuối
Publish date: Thursday. May 24th, 2012

Vài năm gần đây, cây chuối ngự được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” của người dân ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang). Thấy nguồn lợi từ cây chuối, nhiều người đã vô tư phá rừng để trồng chuối.

Rừng xanh ngã, chuối mọc lên

Cây chuối ngự được trồng trên đất Yên Sơn (Tuyên Quang) khoảng chục năm gần đây, tập trung chủ yếu ở các xã Xuân Vân, Tân Hồng, Kiến Thiết… Lúc đầu, chỉ có vài hộ trồng trên đất vườn, đồi của gia đình.

Thấy cây chuối phát triển tốt, đầu ra ổn định, người dân dần dần nhân rộng trồng chuối ra khắp huyện Yên Sơn và các huyện lân cận. Chỉ tính riêng Yên Sơn, hiện có hàng nghìn hécta chuối, chuối được trồng ở vườn, đồi, “leo” lên cả những núi cao, khe suối. Nhiều người đã thoát nghèo, giàu lên từ cây chuối. Cũng từ đó, “nạn” phá rừng trồng chuối đã diễn ra ngày càng phổ biến.

Nhiều diện tích rừng phòng hộ đang phải nhường chỗ cho cây chuối.

Cách đây 2 năm, tại xã Xuân Vân, rừng phòng hộ và tự nhiên bạt ngàn, vẫn còn những cây gỗ 1 – 2 người ôm, nhưng nay những cánh rừng ấy đã bị thay thế bằng rừng chuối. Tuy nhiên, đất trồng chuối rất nhanh bạc màu, sau vài năm đất cằn cỗi, họ lại bỏ rẫy và sang cánh rừng khác để phát cây trồng tiếp. Chính vì vậy, không chỉ ở xã Xuân Vân mà ở hầu khắp huyện Yên Sơn, chỗ thì bạt ngàn màu xanh của chuối, nơi thì khô khốc những quả đồi trọc.

Xã Xuân Vân có gần 200ha chuối, mỗi ngày cung cấp ra thị trường khoảng chục tấn chuối quả. Chị Nguyễn Thị Nga - công nhân Công ty Lâm nghiệp Tuyên Bình cho hay: “Gia đình tôi nhận với lâm trường 30ha rừng, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng.

Mấy năm gần đây, khi cây chuối phát triển, một số hộ dân đã cố tình lấn phát rừng của gia đình tôi quản lý để trồng chuối, sắn. Không chỉ có đất rừng lâm trường bị người dân lấn chiếm, mà nhiều diện tích rừng phòng hộ cũng bị họ đốn hạ để trồng chuối”.

Tại xã Kiến Thiết, nạn phá rừng trồng chuối đang diễn ra ồ ạt. Từ năm 2011 đến nay, cả xã đã có gần 100ha chuối trồng mới, trong đó có già nửa là diện tích được phát lấn từ rừng tự nhiên và rừng phòng hộ. Những rừng chuối đang dần ăn sâu, gặm nhấm các cánh rừng phòng hộ.

Sẽ quy hoạch vùng trồng chuối riêng

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề trên, ông Trần Văn Dũng – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Yên Sơn sau một hồi vòng vo đã xác nhận là trên địa bàn có xảy ra tình trạng người dân lấn đất rừng tự nhiên, rừng phòng hộ để trồng chuối. “Nhưng chủ yếu là đất rừng dưới chân, khu vực ven các khe, suối có độ cao thấp. Vả lại cây chuối có khả năng giữ nước tốt nên không ảnh hưởng nhiều đến rừng” – ông Dũng nói.

Nhưng khi chúng tôi dẫn chứng về vòng đời của cây chuối ngắn và thực tế ở một số nơi khi cây chuối cỗi, đất bạc màu, người dân bỏ không trồng tiếp đã để lại những quả đồi trọc như ở xã Xuân Vân, Trung Trực, Tân Tiến… thì ông Dũng lại bảo:

“Cây chuối không có khả năng phát triển thành rừng như các cây lâm nghiệp khác, nhưng do ở đây có hơn 100 hộ là đồng bào dân tộc Mông, cuộc sống của họ gắn với việc phát nương làm rẫy, nên rất khó để ngăn chặn tình trạng này. Chúng tôi cũng đang kiến nghị với UBND huyện để quy hoạch vùng trồng chuối cho từng thôn, xã, nhưng đây mới đang là kế hoạch”.

Related news

Trồng chè hữu cơ tại Bắc Hà phát triển nhưng không nên ồ ạt Trồng chè hữu cơ tại Bắc Hà phát triển nhưng không nên ồ ạt

Phát triển chè hữu cơ là một trong những định hướng quan trọng của ngành nông nghiệp Lào Cai nhưng với quan điểm phát triển nhưng không làm ồ ạt mà chỉ tập trung tại những vùng thực sự có thế mạnh.

Wednesday. August 5th, 2015
Hiệu quả kinh tế từ cây màu Hiệu quả kinh tế từ cây màu

Bình Thạnh Đông không phải là xã có diện tích trồng màu nhiều nhất ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, nhưng nhờ sự linh hoạt và kinh nghiệm học hỏi lâu năm của nông dân, nghề gắn bó với cây màu ở đây vẫn được địa phương đánh giá cao về hiệu quả kinh tế.

Wednesday. August 5th, 2015
Hiệu quả từ mô hình trồng đậu phộng trên đất phèn với ứng dụng chế phẩm sinh học Hiệu quả từ mô hình trồng đậu phộng trên đất phèn với ứng dụng chế phẩm sinh học

Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang có diện tích trồng khoai mỡ gần 800 ha tập trung ở 2 xã Tân Hòa Đông, Thạnh Mỹ và một số xã khác, đất đai phần lớn bị nhiễm phèn, nên nông dân sau khi trồng khoai mỡ thường bỏ đất trống hay trồng cây khoai mì luân canh trong thời gian nước lũ về từ tháng 9 hàng năm. Mấy năm gần đây, mô hình trồng cây màu xen canh được bà con trong huyện chú trọng và nhiều loại cây màu bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá cao, trong đó có cây đậu phộng.

Wednesday. August 5th, 2015
Phát hiện một cơ sở thu mua hải sản bơm bột rau câu vào tôm Phát hiện một cơ sở thu mua hải sản bơm bột rau câu vào tôm

Từ nguồn tin báo của quần chúng nhân dân, sáng 31/7, Đội Quản lý thị trường số 4 (Chi cục Quản lý thị trường Phú Yên) phối hợp cùng Công an huyện Tuy An bắt quả tang một vụ bơm bột rau câu vào tôm thương phẩm tại cơ sở mua bán thủy sản do bà Cao Thị Kim Phượng ở thôn Tân Long, xã An Cư, làm chủ.

Wednesday. August 5th, 2015
Người dân bắt được loài cá lạ Người dân bắt được loài cá lạ

Mấy ngày qua, người dân ở xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp bắt được loài cá “lạ”. Cá có thân hình giống loài cá lóc, có vẩy, đầu giống cá sấu, mỗi con dài khoảng 7 - 8 tấc, nặng khoảng 2,5 - 4kg.

Wednesday. August 5th, 2015