Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để Quy Trình Luân Canh Tôm – Lúa Hiệu Quả

Để Quy Trình Luân Canh Tôm – Lúa Hiệu Quả
Publish date: Tuesday. September 24th, 2013

Mô hình luân canh 1 vụ tôm – một vụ lúa đã phát huy hiệu quả trong thời điểm môi trường ao nuôi, vùng nuôi tôm nước lợ gặp khó khăn. “Thất tôm-nhờ lúa” đã được chứng minh qua vụ nuôi năm 2011, 2012 vừa qua ở Sóc Trăng. Tuy lợi nhuận từ trồng lúa không thể sánh với nuôi tôm, nhưng cái được lớn nhất là giữ vững vùng nuôi an toàn, bền vững.

Sau 1 vụ nuôi tôm, các chất cặn bã, tồn dư trong ao nuôi tích tụ là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng để cây lúa phát triển, lại ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên ít tốn chi phí, chất lượng gạo cũng sạch hơn. Ngành Nông Nghiệp Sóc Trăng và chủ trương của huyện Mỹ Xuyên là kiên quyết giữ vùng tôm – lúa bền vững trong chỉ đạo sản xuất những năm tiếp theo.

Huyện Mỹ Xuyên có 18.600 ha đất nuôi tôm nước lợ thì có gần 12.000 ha đất nuôi tôm có thể ứng dụng quy trình luân canh tôm – lúa. Năm 2011 đến nay, nông dân canh tác theo quy trình này đạt năng suất bình quân đến 6 tấn/ha, dù năng suất thấp hơn so với vùng chuyên lúa nhưng lợi nhuận bằng, hoặc cao hơn. Những năm gần đây, bà con còn tận dụng hệ thống bờ bao quanh ao tôm để phát triển cây màu trong mùa mưa rất hiệu quả, giá trị sử dụng đất ở vùng này thật hấp dẫn nông dân một khi tiềm năng đất đai vùng nhiễm mặn theo mùa mang lại lợi ích kép như vậy.

Chủ trương của huyện Mỹ Xuyên là quy hoạch vùng luân canh một vụ tôm – một vụ lúa thơm đặc sản thuộc dòng ST với quy mô 10.000 ha để nâng cao giá trị sử dụng đất cho nông dân. Không dừng lại ở đó, mô hình xen canh tôm càng xanh, cá nước ngọt trên ruộng lúa cũng được triển khai, bà con có thu nhập từ lúa, tôm càng xanh và cả cây màu trong mùa ngọt. Ông Lương Minh Quyết, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên cho biết “Quan điểm chỉ đạo của huyện Mỹ Xuyên về vùng luân canh tôm – lúa là làm sao phát huy tốt các biện pháp, các mô hình luân canh, xen canh cụ thể trên cùng một diện tích đất sản xuất mà mục tiêu là canh tác lúa đặc sản vì đây là vùng sản xuất lúa sạch vì không có sử dụng nhiều phân, không sử dụng thuốc sâu”.

Từ vụ mùa năm 2012, các vùng nuôi nội đồng của thị xã Vĩnh Châu đã ứng dụng quy trình luân canh tôm – lúa được trên 50 ha lúa thơm ST3 và các giống lúa chịu mặn đã cho năng suất bình quân trên 5,3 tấn/ha. Mục tiêu cơ bản là nông dân canh tác lúa để xử lý ô nhiễm môi trường đáy ao sau nhiều năm liên tiếp nuôi tôm nước lợ. Quy trình canh tác tổng hợp, bền vững này đang được nhiều vùng nuôi tôm nước lợ ở Sóc Trăng ứng dụng mở rộng, trước tình hình môi trường ao nuôi, vùng nuôi xuống cấp do ô nhiễm, tôm nuôi rủi ro cao.

Quy trình luân canh mang lại “hiệu quả kép” đã rõ! Điều đáng nói là trong khi mức độ thiệt hại trên tôm nuôi ở Sóc Trăng từ 62% đến 74,6% từ năm 2011 đến nay, thì vùng luân canh tôm – lúa Mỹ Xuyên mức độ này chỉ khoảng 30%. Điều đó một lần nữa khẳng định tính bền vững của quy trình luân canh này.

Quy trình canh tác lúa trên nền ao tôm cũng cần lưu ý yêu cầu kỹ thuật hơn so với canh tác ở vùng chuyên canh trên đất lúa. Thực tế cho thấy những ruộng lúa trên nền ao tôm đạt năng suất rất cao, như ở các xã Hòa Tú 1, Hòa Tú 2, Gia Hòa 2, Gia Hòa 1, bà con canh tác đạt năng suất 1 tấn/ha là chuyện không khó. Kỹ sư Lê Quốc Trung, Trưởng Phòng kỹ thuật TT Khuyến Nông Sóc Trăng cho biết về hiệu quả, lợi ích của quy trình luân canh tôm lúa “Trong thời gai canh tác lúa thì khả năng xử lý ô nhiễm sau vụ tôm rất tốt, giúp ít tốn chi phí giống, phân bón, điều chỉnh được nước diệt sâu rầy, không nhất thiết phải sử dụng thuốc, hay hóa chất tránh gây ô nhiễm cho vụ nuôi tôm.

Chất lượng gạo sạch hơn. Cùng với cây lúa thì trên bờ bao bà con có thể trồng thêm cây màu để tăng thu nhập vì diện tích bờ bao ao nuôi chiếm đến khoảng 30% diện tích nuôi. Mặt khác bà con có thể nuôi xen canh cá nước ngọt, tôm càng xanh để tăng thu nhập. Có thể nói đây là biện pháp sản xuất tổng hợp, có tính bền vững cao và tiềm năng còn rất lớn, phù hợp để áp dụng ở các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Cửu Long”.

Nông dân vùng tôm lúa vẫn còn tập trung cho con tôm, còn kỹ thuật canh tác lúa trong ao nuôi tôm chưa được quan tâm đầy đủ, nên nhiều hộ làm lúa chưa đạt năng suất cao. Mặt khác đối với quy trình nuôi tôm quảng canh cải tiến thì biện pháp canh tác cần được lưu ý nhiều hơn trong khâu cải tạo đất và mùa vụ thích hợp kỹ sư Lê Quốc Trung có một số cần lưu ý đến bà con “Đối với vùng luân canh tôm lúa có hai vấn đề lớn là ao nuôi quảng canh cải tiến và ao nuôi bán thâm canh, do vậy trước khi xuống giống thì phải chuẩn bị tốt khâu làm đất đối với từng loại ao, cụ thể, khi phát thiện sâu bệnh nên sử dụng thuốc không gây ảnh hưởng, tồn lưu trong ao nuôi”.

Trước tình hình nuôi tôm ở Sóc Trăng cũng như các vùng nuôi trong khu vực đang gặp nhiều khó khăn, diễn biến của dịch bệnh phức tạp, do chuyên canh nhiều năm liên tiếp, phong trào thâm canh bùng phát; sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau là nguyên nhân làm cho môi trường vùng nuôi, ao nuôi thoái hóa vì ô nhiễm. Trong nhiều giải pháp khôi phục vùng nuôi, hạn chế mức độ suy thoái, thì mô hình luân canh tôm – lúa Sóc Trăng được đánh giá là giải pháp canh tác vừa nâng cao giá trị sử dụng đất, vừa mang tính bền vững cao ở địa bàn nước lợ.

Năm 2012 và cuối vụ nuôi tôm năm 2013 các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu cũng đang triển khai rộng rãi quy trình luân canh tôm - lúa ở những vùng nuôi tôm có độ mặn thấp, vùng nhiễm mặn theo mùa. Tính hiệu quả của quy trình này không dừng lại ở lợi ích kinh tế mà còn giúp cho nhiều vùng nuôi đảm bảo được tính bền vững. Mong rằng nông dân ở các vùng nuôi thích hợp có thể ứng dụng tốt quy trình này trong những năm tiếp theo- vừa nuôi tôm hiệu quả, vừa ổn định lương thực quốc gia, hạn chế dần hình thức chuyên canh, thâm canh gây nên suy thoái vùng sản xuất, trong nghề nuôi tôm nước lợ mức độ suy thoái môi trường rất lớn và khó khôi phục.


Related news

Ô Nhiễm Môi Trường Từ Chất Thải Chăn Nuôi Ô Nhiễm Môi Trường Từ Chất Thải Chăn Nuôi

Cùng lãnh đạo thôn Kép, xã Việt Tiến (Việt Yên) đi một vòng quanh trang trại chăn nuôi của gia đình ông Hà Chuẩn Chinh thuộc địa bàn thôn cho thấy, từ xa đã bốc lên mùi xú uế nồng nặc. Màu nước thải đen ngòm của trang trại chảy ra kênh mương, đồng ruộng liền kề.

Monday. July 14th, 2014
Hậu Giang Thiếu Nguồn Giống Gia Súc, Gia Cầm Tốt Cho Chăn Nuôi Hậu Giang Thiếu Nguồn Giống Gia Súc, Gia Cầm Tốt Cho Chăn Nuôi

Cụ thể, giống heo tự túc trong dân để nuôi nông hộ đáp ứng khoảng 82,5%, cung cấp từ một số tỉnh lân cận là 17,5%. Giống gà tự túc trong dân đáp ứng 22,5%, cung cấp từ các tỉnh chiếm 77,5%; giống thủy cầm tự túc trong dân chỉ 5%, cung cấp từ ngoài tỉnh vào tới 95% (khoảng 2,8 triệu con/năm).

Monday. July 14th, 2014
Giữ Vững Phát Triển Tôm Lúa Bền Vững Giữ Vững Phát Triển Tôm Lúa Bền Vững

Duy trì mục tiêu phát triển bền vững đối với vùng tôm - lúa huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) là 11.000 ha. Đây là vùng trọng điểm phát triển các giống lúa đặc sản chất lượng cao, đặc biệt là nhóm giống ST sau khi thu hoạch vụ nuôi tôm, đồng thời phát huy tốt các mô hình trồng màu trên bờ bao và nuôi các giống loài thủy sản khác để tăng thu nhập cho nông dân.

Thursday. December 4th, 2014
Đổi Đời Nhờ Chuyển Hướng Canh Tác Đổi Đời Nhờ Chuyển Hướng Canh Tác

Những năm trước đây, anh Y Hô M’lô ở buôn Ea Sang, xã Ea H’đing (huyện Cư M’gar - Dak Lak) chủ yếu trồng lúa và hoa màu trên diện tích 3 ha đất canh tác của gia đình.

Monday. July 14th, 2014
Về Trà Vinh Săn Hàu Biển Về Trà Vinh Săn Hàu Biển

Hàu là loại ngư sản biển chuyên sống bám theo các vách đá. Ở tỉnh Trà Vinh, hàu sống nhiều theo vách các cống thoát nước xây bằng bê tông trong các ao tôm của người dân huyện Duyên Hải. Do đó, muốn săn bắt hàu, người ta phải ngâm mình dưới nước để dò tìm hàu.

Thursday. December 4th, 2014